Đề xuất các trường hợp giải tán Hội đồng nhân dân

Theo Dự thảo mới của Bộ Nội vụ có đề xuất các trường hợp giải tán Hội đồng nhân dân chi tiết như sau.

Đề xuất các trường hợp giải tán Hội đồng nhân dân

Đề xuất các trường hợp giải tán Hội đồng nhân dân (Hình từ internet)

Đề xuất các trường hợp giải tán Hội đồng nhân dân

Căn cứ theo Điều 46 của Dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi có đề xuất các trường hợp giải tán Hội đồng nhân dân:

- Hội đồng nhân dân làm thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của Nhân dân thì bị giải tán.

- Thẩm quyền giải tán Hội đồng nhân dân được quy định như sau:

+ Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải tán Hội đồng nhân dân cấp tỉnh;

+ Hội đồng nhân dân cấp tỉnh giải tán Hội đồng nhân dân cấp cơ sở.

- Nghị quyết giải tán Hội đồng nhân dân cấp cơ sở của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phải trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn.

- Hội đồng nhân dân cấp tỉnh bị giải tán chấm dứt hoạt động kể từ ngày nghị quyết giải tán Hội đồng nhân dân cấp tỉnh của Ủy ban Thường vụ Quốc hội có hiệu lực thi hành.

Hội đồng nhân dân cấp cơ sở bị giải tán chấm dứt hoạt động kể từ ngày nghị quyết giải tán Hội đồng nhân dân được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê chuẩn.

- Trong trường hợp Hội đồng nhân dân bị giải tán thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp trên chỉ định Quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy ban nhân dân lâm thời, đối với đơn vị hành chính cấp tỉnh thì Thủ tướng Chính phủ chỉ định Quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy ban nhân dân lâm thời, để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy ban nhân dân theo quy định của Luật này cho đến khi Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân mới được bầu ra.

- Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định và công bố ngày bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân trong trường hợp giải tán Hội đồng nhân dân cấp tỉnh; Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định và công bố ngày bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân trong trường hợp giải tán Hội đồng nhân dân cấp cơ sở. Việc bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân được thực hiện theo quy định của pháp luật về bầu cử. Hội đồng nhân dân mới được bầu ra làm nhiệm vụ cho đến khi hết nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân đã bị giải tán.

Hoạt động của Hội đồng nhân dân khi không còn đủ hai phần ba tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân

Hoạt động của Hội đồng nhân dân khi không còn đủ hai phần ba tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân được quy định trong Điều 45 Dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi.

- Trường hợp Hội đồng nhân dân không còn đủ hai phần ba tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân được bầu theo quy định của Luật này và thời gian còn lại của nhiệm kỳ nhiều hơn 18 tháng thì việc bầu cử bổ sung đại biểu Hội đồng nhân dân thực hiện theo quy định của pháp luật về bầu cử.

- Trường hợp Hội đồng nhân dân không còn đủ hai phần ba tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân được bầu theo quy định của Dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi và thời gian còn lại của nhiệm kỳ ít hơn hoặc bằng 18 tháng thì Hội đồng nhân dân thảo luận và quyết định về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách địa phương, bầu, bãi nhiệm, miễn nhiệm các chức danh do Hội đồng nhân dân bầu, việc thành lập, tổ chức lại, giải thể các Ban của Hội đồng nhân dân, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cùng cấp, các công việc mang tính cấp bách thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật.

Khi quyết định các công việc quy định tại khoản 2 thì phải được trên hai phần ba tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân còn lại biểu quyết tán thành.

Trường hợp khuyết Chủ tịch Hội đồng nhân dân thì Thường trực Hội đồng nhân dân cấp trên trực tiếp chỉ định Quyền Chủ tịch Hội đồng nhân dân; đối với đơn vị hành chính cấp tỉnh thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ định Quyền Chủ tịch Hội đồng nhân dân.

- Chủ tịch Hội đồng nhân dân hoặc Quyền Chủ tịch Hội đồng nhân dân trong trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 45 thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

+ Phối hợp với Ủy ban nhân dân trong việc chuẩn bị hội nghị của các đại biểu Hội đồng nhân dân; triệu tập và chủ tọa hội nghị của các đại biểu Hội đồng nhân dân để bàn và ra nghị quyết của Hội đồng nhân dân về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách địa phương;

+ Tổng hợp chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân, ý kiến, kiến nghị của cử tri để báo cáo với hội nghị của các đại biểu Hội đồng nhân dân;

+ Giữ mối liên hệ, đôn đốc và tạo điều kiện để các đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động;

+ Triệu tập và chủ tọa kỳ họp thứ nhất của Hội đồng nhân dân khóa mới cho đến khi Hội đồng nhân dân bầu ra Chủ tịch Hội đồng nhân dân;

+ Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác của Thường trực Hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật.

Nguyễn Tùng Lâm

24



tin noi bat
Tin mới
Các tin khác