Các thành phố trực thuộc Trung ương nào thuộc diện sáp nhập và không sáp nhập theo đề xuất của Bộ Nội vụ?

Nội dung bài viết là đề xuất về danh sách các thành phố trực thuộc Trung ương thuộc diện sáp nhập và không sáp nhập của Bộ Nội vụ.

Các thành phố trực thuộc Trung ương nào thuộc diện sáp nhập và không sáp nhập theo đề xuất của Bộ Nội vụ?

Các thành phố trực thuộc Trung ương nào thuộc diện sáp nhập và không sáp nhập theo đề xuất của Bộ Nội vụ? (Hình từ Internet)

Các thành phố trực thuộc Trung ương nào thuộc diện sáp nhập và không sáp nhập theo đề xuất của Bộ Nội vụ?

Theo Tờ trình 624/TTr-BNV ngày 23/3/2025 của Bộ Nội vụ về dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính (Phục vụ thẩm định của Bộ Tư pháp) tại nội dung về tiêu chí xác định đơn vị hành chính thực hiện sắp xếp thì các thành phố trực thuộc Trung ương thuộc diện sáp nhập và không sáp nhập theo đề xuất như sau:

Tờ trình 624/TTr-BNV

- Các thành phố trực thuộc Trung ương thuộc diện sáp nhập được đề xuất là Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Cần Thơ.

- Các thành phố trực thuộc Trung ương thuộc diện không sáp nhập được đề xuất là thành phố Hà Nội và thành phố Huế.

Theo nội dung về tiêu chí xác định đơn vị hành chính tại Tờ trình 624/TTr-BNV ngày 23/3/2025 của Bộ Nội vụ về dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính (Phục vụ thẩm định của Bộ Tư pháp) thì thực hiện các kết luận của Bộ Chính trị về việc “sáp nhập một số đơn vị cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị cấp xã”, dự thảo Nghị quyết quy định về tiêu chí sắp xếp đối với ĐVHC cấp tỉnh và cấp xã theo hướng bám sát 06 tiêu chí đã được Bộ Chính trị xem xét, thống nhất, gồm: 

(1) Diện tích tự nhiên;

(2) Quy mô dân số; 

(3) Tiêu chí về lịch sử, truyền thống, văn hoá, tôn giáo, dân tộc; 

(4) Tiêu chí về địa kinh tế (trong đó đã bao gồm tiêu chí về vị trí địa lý, quy mô và trình độ phát triển kinh tế); 

(5) Tiêu chí về địa chính trị; 

(6) Tiêu chí về quốc phòng, an ninh. 

Trong đó, tiêu chí diện tích tự nhiên và quy mô dân số được xác định theo quy định tại Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13 (sửa đổi, bổ sung tại Nghị quyết 27/2022/UBTVQH15). 

Đồng thời, dự thảo Nghị quyết cũng quy định không thực hiện sắp xếp đối với ĐVHC có vị trí biệt lập và khó tổ chức giao thông kết nối thuận lợi hoặc ĐVHC có vị trí đặc biệt quan trọng, ảnh hưởng đến quốc phòng an ninh và việc bảo vệ chủ quyền quốc gia.

Đề xuất về chính sách đặc thù của đơn vị hành chính hình thành sau sắp xếp

Cũng theo Tờ trình 624/TTr-BNV ngày 23/3/2025 của Bộ Nội vụ về dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính (Phục vụ thẩm định của Bộ Tư pháp) thì việc kiện toàn tổ chức bộ máy và áp dụng các chế độ, chính sách đặc thù của đơn vị hành chính (ĐVHC) hình thành sau sắp xếp ( tại Chương III dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính) được đề xuất như sau:

- Về tổ chức bộ máy, với mục tiêu tổ chức bộ máy của các cơ quan, đơn vị sau sắp xếp ĐVHC sớm ổn định, đi vào hoạt động, dự thảo Nghị quyết quy định về việc kiện toàn tổ chức bộ máy của chính quyền địa phương, cơ quan, tổ chức thuộc HĐND, UBND, đơn vị sự nghiệp công lập tại ĐVHC sau sắp xếp.

- Về biên chế, dự thảo Nghị quyết quy định: 

(1) Số lượng cán bộ, công chức, viên chức của đơn vị hành chính cấp tỉnh mới sau sắp xếp tối đa không vượt quá tổng số cán bộ, công chức, viên chức có mặt tại các ĐVHC cấp tỉnh trước sắp xếp; số lượng cán bộ, công chức, viên chức của ĐVHC cấp xã mới sau sắp xếp tối đa không vượt quá tổng số cán bộ, công chức có mặt tại các ĐVHC cấp xã trước sắp xếp và số lượng cán bộ, công chức, viên chức cấp huyện được bố trí xuống làm việc tại ĐVHC cấp xã mới; 

(2) Số lượng này sẽ giảm dần trong thời hạn 05 năm kể từ ngày nghị quyết về sắp xếp đối với từng ĐVHC có hiệu lực thi hành.

Đồng thời, dự thảo Nghị quyết quy định thời hạn bảo lưu chế độ, chính sách tiền lương, phụ cấp đối với người giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý là 06 tháng kể từ thời điểm sắp xếp; sau thời hạn này sẽ thực hiện chế độ, chính sách tiền lương và phụ cấp chức vụ theo vị trí việc làm mới phù hợp với quy định của pháp luật.

- Đối với các chế độ, chính sách đặc thù (theo vùng, khu vực và theo ĐVHC): Dự thảo Nghị quyết quy định theo hướng giữ nguyên chế độ, chính sách đang áp dụng với phạm vi, đối tượng như trước thời điểm sắp xếp. Sau sắp xếp, Chính phủ sẽ chỉ đạo các Bộ, ngành rà soát và đề xuất sửa đổi, bổ sung, thay thế các quy định của pháp luật có liên quan, làm cơ sở cho việc điều chỉnh các chế độ, chính sách áp dụng đối với ĐVHC sau sắp xếp phù hợp với tình hình mới.

 

103

tin noi bat
Tin mới
Các tin khác