Danh sách các tỉnh miền núi vùng cao của Việt Nam hiện nay? Ưu tiên sáp nhập các tỉnh miền núi, đồng bằng với những nơi có biển?

Danh sách các tỉnh miền núi vùng cao của Việt Nam hiện nay? Ưu tiên sáp nhập các tỉnh miền núi, đồng bằng với những nơi có biển?
>> Tổ chức chính quyền địa phương trong trường hợp thay đổi địa giới đơn vị hành chính được đề xuất
>> Điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính thế nào theo dự thảo của Bộ Nội vụ?

Danh sách các tỉnh miền núi vùng cao của Việt Nam hiện nay? Ưu tiên sáp nhập các tỉnh miền núi, đồng bằng với những nơi có biển?

Danh sách các tỉnh miền núi vùng cao của Việt Nam hiện nay? Ưu tiên sáp nhập các tỉnh miền núi, đồng bằng với những nơi có biển? (Hình từ internet)

Danh sách các tỉnh miền núi vùng cao của Việt Nam hiện nay?

Theo Phụ lục 1 Công văn 930/BNV-CQĐP năm 2021 thì hiện Việt Nam có 21 tỉnh miền núi, vùng cao, bao gồm:

TT

Tên đơn vị hành chính tỉnh

Tỉnh miền núi

Tỉnh vùng cao

Tổng cộng

 

9

12

1

QUẢNG NINH

1

 

2

HÀ GIANG

 

1

3

CAO BẰNG

 

1

4

BẮC KẠN

 

1

5

TUYÊN QUANG

1

 

6

LÀO CAI

 

1

7

YÊN BÁI

1

 

8

THÁI NGUYÊN

1

 

9

 LẠNG SƠN

1

 

10

BẮC GIANG

1

 

11

PHÚ THỌ

1

 

12

ĐIỆN BIÊN

 

1

13

 LAI CHÂU

 

1

14

SƠN LA

 

1

15

HÒA BÌNH

1

 

16

KON TUM

 

1

17

GIA LAI

 

1

18

ĐẮK LẮK

 

1

19

ĐẮK NÔNG

 

1

20

LÂM ĐỒNG

 

1

21

BÌNH PHƯỚC

1

 

Ưu tiên sáp nhập các tỉnh miền núi, đồng bằng với những nơi có biển?

ại diện Bộ Nội vụ cho biết, việc sắp xếp đơn vị hành chính các cấp không chỉ dựa trên các tiêu chí về diện tích tự nhiên, quy mô dân số theo quy định của pháp luật mà còn cần cân nhắc toàn diện, thấu đáo các yếu tố quan trọng khác như lịch sử, truyền thống, văn hóa, bản sắc dân tộc; vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên; quy mô và trình độ phát triển kinh tế - xã hội; hạ tầng giao thông, công nghệ thông tin; cùng với đó là yêu cầu bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia và hội nhập quốc tế.

Việc sắp xếp đơn vị hành chính đặt mục tiêu cao nhất là thúc đẩy sự phát triển của đất nước, mở rộng không gian kinh tế - xã hội cho đơn vị hành chính mới, đồng thời phát huy vai trò dẫn dắt của các vùng động lực, hành lang kinh tế, cực tăng trưởng. Trong quá trình thực hiện, cần ưu tiên kết nối và sắp xếp hợp lý giữa khu vực miền núi, đồng bằng và các đơn vị hành chính ven biển, nhằm khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của từng địa phương.

Việc sáp nhập các tỉnh miền núi, đồng bằng với các tỉnh giáp biển là một định hướng quan trọng trong quá trình sắp xếp lại đơn vị hành chính nhằm tối ưu hóa không gian phát triển kinh tế - xã hội, khai thác tốt hơn tiềm năng tự nhiên, và tạo động lực mới cho sự phát triển của từng địa phương cũng như cả nước.

Bên cạnh đó, việc sáp nhập các đơn vị hành chính cần bảo đảm tính liên kết vùng, hài hòa về vị trí địa lý và phù hợp với quy hoạch tổng thể để các địa phương có thể hỗ trợ lẫn nhau, cùng phát triển. Đây cũng là một bước quan trọng nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh, bền vững, tạo động lực mới cho tăng trưởng kinh tế - xã hội, bảo đảm ổn định chính trị, quốc phòng, an ninh trong giai đoạn mới.

 Lộ trình sáp nhập tỉnh thành và sáp nhập xã mới nhất

Theo Công văn 43-CV/BCĐ ngày 20/3/2025 thì lộ trình sáp nhập tỉnh thành và sáp nhập xã và không tổ chức cấp huyện đã có sự thay đổi theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo  Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII (sau đây gọi là Ban Chỉ đạo).

Sau đây là cập nhật lộ trình sáp nhập tỉnh thành và sáp nhập xã mới nhất theo Công văn 43-CV/BCĐ ngày 20/3/2025:

Thời gian

Nội dung thực hiện

Trước ngày 25/03

Đảng ủy Chính phủ tiếp thu ý kiến các địa phương, cơ quan, đơn vị, hoàn thiện Tờ trình, Đề án sắp xếp tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp báo cáo Bộ Chính trị.

Trước ngày 01/04

Đảng ủy Chính phủ tiếp thu ý kiến Bộ Chính trị, hoàn thiện Tờ trình, Đề án và gửi tài liệu báo cáo Ban Chấp hành Trung ương.

Trước ngày 15/04

Đảng ủy Chính phủ lãnh đạo, chỉ đạo:

(i) Hướng dẫn việc xây dựng, hoàn thiện Đề án sắp xếp, sáp nhập các đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã (chức năng, nhiệm vụ cụ thể, tổ chức bộ máy, biên chế; bố trí cán bộ, trụ sở làm việc, nhà ở công vụ; xử lý tài sản, trụ sở…).

(ii) Chỉ đạo Đảng ủy các bộ, ngành theo chức năng, nhiệm vụ tham mưu Chính phủ hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản hướng dẫn các tỉnh, thành phố triển khai thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến việc sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính các cấp, tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp bảo đảm kịp thời, đồng bộ, cụ thể, thuận lợi cho việc xây dựng đề án và tổ chức thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính các cấp và tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp.

Trước ngày 25/04

Ban Tổ chức Trung ương tham mưu ban hành Nghị quyết, Kết luận của Hội nghị Trung ương 11 về tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Trước ngày 30/06

* Đảng ủy Quốc hội lãnh đạo, chỉ đạo:

- Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua nghị quyết sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã.

-  Quốc hội thông qua nghị quyết sáp nhập các đơn vị hành chính cấp tỉnh.

* Các tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương

- Xây dựng đề án chi tiết không tổ chức cấp huyện, sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã (lưu ý quan tâm bố trí cán bộ, trụ sở, phương tiện, trang thiết bị).

- Phối hợp với các ban Đảng ở Trung ương, Đảng ủy Chính phủ, Đảng ủy Quốc hội, Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương triển khai phương án sáp nhập tỉnh.

Ngày 01/07

Vận hành đơn vị cấp xã theo tổ chức mới.

Ngày 01/09

Vận hành đơn vị cấp tỉnh mới sau sáp nhập.

27

tin noi bat

NỘI DUNG LIÊN QUAN

Tin mới
Các tin khác