
Đề xuất về tổ chức chính quyền địa phương khi nhập các đơn vị hành chính cùng cấp từ 01/7/2025 (Hình từ Internet)
Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) đề xuất có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2025 và thay thế Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025.
 |
Dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) |
Đề xuất về tổ chức chính quyền địa phương khi nhập các đơn vị hành chính cùng cấp từ 01/7/2025
Theo Điều 40 dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) đề xuất quy định về tổ chức chính quyền địa phương khi nhập các đơn vị hành chính cùng cấp như sau:
- Trường hợp nhiều đơn vị hành chính nhập thành 01 đơn vị hành chính mới cùng cấp thì đại biểu Hội đồng nhân dân của các đơn vị hành chính cũ được hợp thành Hội đồng nhân dân của đơn vị hành chính mới và tiếp tục hoạt động cho đến khi hết nhiệm kỳ.
- Kỳ họp thứ nhất của Hội đồng nhân dân ở đơn vị hành chính mới quy định tại khoản 1 Điều 40 dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) do 01 triệu tập viên được Thường trực Hội đồng nhân dân cấp trên chỉ định trong số đại biểu Hội đồng nhân dân của đơn vị hành chính mới, đối với cấp tỉnh thì do Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ định, để triệu tập và chủ tọa cho đến khi Hội đồng nhân dân bầu ra Chủ tịch Hội đồng nhân dân của đơn vị hành chính mới.
- Hội đồng nhân dân của đơn vị hành chính mới quy định tại khoản 1 Điều 40 dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) bầu các chức danh của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân theo quy định tại Điều 33 dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) và hoạt động cho đến khi Hội đồng nhân dân khóa mới được bầu ra.
Trong khi đó tại Điều 41 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 quy định về tổ chức chính quyền địa phương khi nhập các đơn vị hành chính cùng cấp như sau:
- Trường hợp nhiều đơn vị hành chính nhập thành 01 đơn vị hành chính mới cùng cấp thì đại biểu Hội đồng nhân dân của các đơn vị hành chính cũ được hợp thành Hội đồng nhân dân của đơn vị hành chính mới và tiếp tục hoạt động cho đến khi hết nhiệm kỳ, trừ trường hợp đơn vị hành chính mới không tổ chức cấp chính quyền địa phương.
- Kỳ họp thứ nhất của Hội đồng nhân dân ở đơn vị hành chính mới quy định tại khoản 1 Điều 41 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 do 01 triệu tập viên được Thường trực Hội đồng nhân dân cấp trên trực tiếp chỉ định trong số đại biểu Hội đồng nhân dân của đơn vị hành chính mới, đối với cấp tỉnh thì do Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ định, để triệu tập và chủ tọa cho đến khi Hội đồng nhân dân bầu ra Chủ tịch Hội đồng nhân dân của đơn vị hành chính mới.
- Hội đồng nhân dân của đơn vị hành chính mới quy định tại khoản 1 Điều 41 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 bầu các chức danh của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân theo quy định tại Điều 34 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 và hoạt động cho đến khi Hội đồng nhân dân khóa mới được bầu ra.
|
Bên cạnh đó, tại Điều 41 dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) đề xuất quy định về tổ chức chính quyền địa phương khi chia một đơn vị hành chính thành nhiều đơn vị hành chính cùng cấp
- Trường hợp 01 đơn vị hành chính được chia thành nhiều đơn vị hành chính mới cùng cấp thì các đại biểu Hội đồng nhân dân đã được bầu hoặc đang thực hiện nhiệm vụ đại biểu ở phần địa phận thuộc đơn vị hành chính mới nào thì hợp thành Hội đồng nhân dân của đơn vị hành chính đó và tiếp tục hoạt động cho đến khi hết nhiệm kỳ.
- Trường hợp Hội đồng nhân dân ở đơn vị hành chính mới có số đại biểu lớn hơn hoặc bằng hai phần ba tổng số đại biểu được bầu theo quy định của dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) thì Hội đồng nhân dân ở đơn vị hành chính mới bầu các chức danh của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân theo quy định tại Điều 33 dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) và hoạt động cho đến khi Hội đồng nhân dân khóa mới được bầu ra.
- Trường hợp số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân ở đơn vị hành chính mới không đủ hai phần ba tổng số đại biểu được bầu theo quy định của dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) và thời gian còn lại của nhiệm kỳ nhiều hơn 18 tháng thì tiến hành bầu cử bổ sung đại biểu Hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật về bầu cử. Hội đồng nhân dân sau khi đã được bầu bổ sung đại biểu tiến hành bầu các chức danh của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân theo quy định tại Điều 33 dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) và hoạt động cho đến khi Hội đồng nhân dân khóa mới được bầu ra.
- Kỳ họp thứ nhất của Hội đồng nhân dân ở đơn vị hành chính mới quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 41 dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) do 01 triệu tập viên được Thường trực Hội đồng nhân dân cấp trên trực tiếp chỉ định trong số đại biểu Hội đồng nhân dân của đơn vị hành chính mới, đối với cấp tỉnh thì do Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ định, để triệu tập và chủ tọa cho đến khi Hội đồng nhân dân bầu ra Chủ tịch Hội đồng nhân dân của đơn vị hành chính mới.
- Trường hợp số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân ở các đơn vị hành chính mới không đủ hai phần ba tổng số đại biểu được bầu theo quy định của dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) và thời gian còn lại của nhiệm kỳ ít hơn hoặc bằng 18 tháng thì Thường trực Hội đồng nhân dân cấp trên trực tiếp chỉ định Quyền Chủ tịch Hội đồng nhân dân, đối với đơn vị hành chính cấp tỉnh thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ định Quyền Chủ tịch Hội đồng nhân dân, theo đề nghị của Thường trực Hội đồng nhân dân ở đơn vị hành chính trước khi được chia để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 3 Điều 45 dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi).
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp chỉ định Quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy ban nhân dân lâm thời, đối với đơn vị hành chính cấp tỉnh thì Thủ tướng Chính phủ chỉ định Quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy ban nhân dân lâm thời để thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy ban nhân dân theo quy định của dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) cho đến khi Ủy ban nhân dân khóa mới được bầu ra.
Xem thêm tại dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi).
92
HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN