
Đề xuất Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam (Hình từ internet)
Đề xuất Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam
Bộ Nông nghiệp và Môi trường đang dự thảo Thông tư ban hành Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam và Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam:
Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam, Phụ lục I kèm theo đề xuất dự thảo Thông tư, gồm:
- Thuốc sử dụng trong nông nghiệp:
+ Thuốc trừ sâu: 754 hoạt chất với 1834 tên thương phẩm.
+ Thuốc trừ bệnh: 725 hoạt chất với 1676 tên thương phẩm.
+ Thuốc trừ cỏ: 273 hoạt chất với 853 tên thương phẩm.
+ Thuốc trừ chuột: 08 hoạt chất với 49 tên thương phẩm.
+ Thuốc điều hòa sinh trưởng: 63 hoạt chất với 187 tên thương phẩm.
+ Chất dẫn dụ côn trùng: 08 hoạt chất với 08 tên thương phẩm.
+ Thuốc trừ ốc: 31 hoạt chất với 154 tên thương phẩm.
+ Chất hỗ trợ (chất trải): 05 hoạt chất với 06 tên thương phẩm.
- Thuốc trừ mối: 16 hoạt chất với 27 tên thương phẩm.
- Thuốc bảo quản lâm sản: 07 hoạt chất với 08 tên thương phẩm.
- Thuốc khử trùng kho: 03 hoạt chất với 10 tên thương phẩm.
- Thuốc sử dụng cho sân golf:
+ Thuốc trừ bệnh: 02 hoạt chất với 02 tên thương phẩm.
+ Thuốc trừ cỏ: 01 hoạt chất với 01 tên thương phẩm.
+ Thuốc điều hòa sinh trưởng: 01 hoạt chất với 01 tên thương phẩm.
- Thuốc xử lý hạt giống:
+ Thuốc trừ sâu: 10 hoạt chất với 16 tên thương phẩm.
+ Thuốc trừ bệnh: 12 hoạt chất với 12 tên thương phẩm.
- Thuốc bảo quản nông sản sau thu hoạch
+ 01 hoạt chất với 01 tên thương phẩm.
Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam, Phụ lục II ban hành kèm theo đề xuất dự thảo Thông tư, gồm:
- Thuốc trừ sâu, thuốc bảo quản lâm sản: 23 hoạt chất.
- Thuốc trừ bệnh: 06 hoạt chất.
- Thuốc trừ chuột: 01 hoạt chất.
- Thuốc trừ cỏ: 01 hoạt chất.
Bảng mã số HS thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, cấm sử dụng tại Việt Nam thực hiện theo Mục 23 và Mục 24 của Phụ lục I ban hành kèm Thông tư 01/2024/TT-BNNPTNT ngày 02/02/2024 Ban hành bảng mã số HS đối với danh mục hàng hóa thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và danh mục hàng hóa xuất, nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Xem chi tiết tại Dự thảo Thông tư.
Theo quy định tại Điều 4 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013 về những nguyên tắc hoạt động bảo vệ và kiểm dịch thực vật như sau:
- Phát hiện sớm, kết luận nhanh chóng, chính xác; xử lý triệt để, ngăn chặn kịp thời sự xâm nhập, lan rộng của đối tượng kiểm dịch thực vật, đối tượng phải kiểm soát, sinh vật gây hại lạ.
- Phòng, chống sinh vật gây hại thực hiện theo phương châm phòng là chính; áp dụng biện pháp quản lý tổng hợp sinh vật gây hại theo hướng bền vững, trong đó ưu tiên biện pháp sinh học, sử dụng giống cây trồng chống chịu sinh vật gây hại, biện pháp kỹ thuật canh tác, thực hành nông nghiệp tốt.
- Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phải thực hiện nguyên tắc bốn đúng bao gồm đúng thuốc, đúng lúc, đúng liều lượng và nồng độ, đúng cách; tuân thủ thời gian cách ly; bảo đảm hiệu quả, an toàn cho người, an toàn thực phẩm, hạn chế tối đa ô nhiễm môi trường, bảo vệ hệ sinh thái.
- Áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, kết hợp khoa học và công nghệ hiện đại với kinh nghiệm truyền thống của nhân dân.
Nguyễn Tùng Lâm
32
HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN