Đến ngày 30.8.2014, Thông tư số 21 “Quy định về đo lường đối với lượng của hàng đóng gói sẵn” của Bộ KHCN bắt đầu có hiệu lực. Theo đó, các cơ sở SX, KD có hàng hóa đóng gói bao bì sẽ khó mà “ăn bớt” được của người tiêu dùng. Tuy nhiên, những quy định này liệu có "chơi khó" doanh nghiệp?
Thông tư quy định danh mục hàng đóng gói sẵn, quy định dấu định
lượng và công bố sử dụng dấu định lượng trên bao bì hàng hóa đóng gói sẵn.
Thông tư cũng quy định về “lượng thực”, “lượng tối thiểu” cho phép trong việc
đóng gói hàng hóa. Theo đó, nhà SX, KD có ý định “ăn bớt” sẽ chỉ được làm trong
giới hạn cho phép (?).
Thông tư 21 có quy định về “dấu định lượng” trên nhãn. Để
làm điều này, nhà SX, KD phải công bố với Chi cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất
lượng (TCĐLCL) và được cơ quan này chứng nhận đủ điều kiện sử dụng “dấu định lượng”
đối với cơ sở đóng gói trên địa bàn địa phương.

|
Thông tư số 21
“Quy định về đo lường đối với lượng của hàng đóng gói sẵn” của Bộ KHCN bắt đầu
có hiệu lực từ ngày 30.8. |
Còn Tổng cục TCĐLCL được giao cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện
sử dụng “dấu định lượng” đối với cơ sở đóng gói trên phạm vi cả nước. Với quy định
này, có phải nếu được chi cục cấp giấy phép đóng gói ở cấp cơ sở thì chỉ được
bán hàng ở địa phương mà không được mang đến nơi khác tiêu thụ.
Còn muốn bán hàng ra khắp thị trường thì lại phải xin cấp giấy
chứng nhận của Tổng cục TCĐLCL(?). Để được cấp giấy chứng nhận, cơ sở phải được
“đoàn đánh giá” của Chi cục (Tổng cục) TCĐLCL đến kiểm tra và đánh giá. Chi phí
cho việc làm này cùng các điều kiện khác phục vụ cho việc đánh giá, theo quy định
thì sẽ do doanh nghiệp “đảm bảo”.
Sau khi xin chứng nhận và nếu được chấp thuận, DN sẽ phải in
dấu định lượng là chữ “V” trước phần định lượng của gói hàng. Nhưng điều mà DN
muốn biết rằng nếu hàng đóng gói không in chữ “V” thì có được tiếp tục bán hàng
hay không, thì chẳng thấy thông tư nhắc đến(?!).
Được biết, Thông tư 21 có hiệu lực thi hành từ ngày 30.8.
Như vậy, thời hiệu thi hành đã đến, các DN có phải đi thu hết hàng trên thị trường
về để in chữ “V” hay không thì chẳng thấy văn bản nào nhắc tới. Nếu không thực
hiện thì vi phạm Thông tư 21, còn nếu làm đúng yêu cầu của thông tư thì DN trở
tay không kịp nữa rồi. Phải chăng, Thông tư 21 nêu trên đang “đánh đố” DN, và
đưa các nhà SX, KD vào chỗ vi phạm pháp quy để… bắt lỗi?
Minh Tâm
Theo Lao động
3,654
HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN