Câu hỏi số 1: Có bao nhiêu mẫu phiếu sử dụng trong cung cấp thông tin theo yêu cầu tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 13/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Tiếp cận thông tin?
A. 4
B. 7
C. 5
D. 6
Câu hỏi số 2: Cơ quan nào giám sát tối cao việc bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân?
A. Quốc hội
B. Quốc hội và Ủy ban thường vụ Quốc hội
C. Bộ Tư pháp
D. Chính phủ.
Câu hỏi số 3: “Thông tin” theo Luật Tiếp cận thông tin năm 2016 được hiểu như thế nào?
A. Thông tin là tin được tồn tại dưới dạng bản viết, bản in, bản điện tử, tranh, ảnh, bản vẽ, băng, đĩa, bản ghi hình, ghi âm hoặc các dạng khác do cơ quan nhà nước tạo ra.
B. Thông tin là dữ liệu được chứa đựng trong văn bản, hồ sơ, tài liệu có sẵn, tồn tại dưới dạng bản viết hoặc các dạng khác do cơ quan nhà nước tạo ra.
C. Thông tin là tin, dữ liệu được chứa đựng trong văn bản, hồ sơ, tài liệu có sẵn, tồn tại dưới dạng bản viết, bản in, bản điện tử, tranh, ảnh, bản vẽ, băng, đĩa, bản ghi hình, ghi âm.
D. Thông tin là tin, dữ liệu được chứa đựng trong văn bản, hồ sơ, tài liệu có sẵn, tồn tại dưới dạng bản viết, bản in, bản điện tử, tranh, ảnh, bản vẽ, băng, đĩa, bản ghi hình, ghi âm hoặc các dạng khác do cơ quan nhà nước tạo ra.
Câu hỏi số 4: Theo Luật Tiếp cận thông tin, đối với những thông tin được công khai bằng hình thức niêm yết mà pháp luật chưa quy định cụ thể về địa điểm, thời hạn niêm yết thì phải được niêm yết tại trụ sở cơ quan nhà nước hoặc địa điểm sinh hoạt cộng đồng trong thời hạn ít nhất là bao nhiêu ngày?
A. 20 ngày
B. 30 ngày
C. 15 ngày
D. 45 ngày
Câu hỏi số 5: Có bao nhiêu nguyên tắc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin Theo Luật Tiếp cận thông tin?
A. 4
B. 7
C. 6
D. 5
Câu hỏi số 6: Theo Luật Tiếp cận thông tin, đối với thông tin đơn giản, có sẵn có thể cung cấp ngay qua mạng điện tử thì chậm nhất là bao nhiêu ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu hợp lệ, cơ quan được yêu cầu phải cung cấp thông tin?
A. 05 ngày
B. 04 ngày
C. 02 ngày
D. 03 ngày
Câu hỏi số 7: Chi phí thực tế để in, sao, chụp, gửi thông tin cho người yêu cầu cung cấp thông tin do ai chi trả?
A. Cả 3 đáp án trên đều đúng.
B. Cơ quan nhà nước hoặc người yêu cầu cung cấp thông tin tùy trường hợp cụ thể.
C. Người yêu cầu cung cấp thông tin.
D. Cơ quan nhà nước thực hiện việc cung cấp thông tin.
Câu hỏi số 8: Theo Luật Tiếp cận thông tin năm 2016 thì “Cung cấp thông tin” bao gồm việc gì?
A. Cơ quan nhà nước công khai thông tin theo yêu cầu của công dân.
B. Cơ quan nhà nước công khai thông tin hoặc cung cấp thông tin theo yêu cầu của công dân.
C. Cơ quan nhà nước cung cấp thông tin theo yêu cầu của công dân.
D. Cơ quan nhà nước công khai thông tin và cung cấp thông tin theo yêu cầu của công dân.
Câu hỏi số 9: Hành vi nào sau đây bị nghiêm cấm theo quy định của Luật Tiếp cận thông tin?
A. Tự do tiếp cận thông tin được cơ quan nhà nước công khai.
B. Khiếu nại, khởi kiện, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về tiếp cận thông tin.
C. Cản trở, đe dọa, trù dập người yêu cầu, người cung cấp thông tin.
D. Tiếp cận thông tin liên quan đến bí mật kinh doanh.
Câu hỏi số 10: Theo Luật Tiếp cận thông tin, thông tin do Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, các cơ quan của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện tạo ra do ai chịu trách nhiệm cung cấp?
A. Thường trực Ủy ban nhân dân cấp huyện.
B. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
C. Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện.
D. Hội đồng nhân dân cấp huyện.
Câu hỏi số 11: Theo Luật Tiếp cận thông tin, công dân được tiếp cận thông tin bằng bao nhiêu cách thức?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 1
Câu hỏi số 12: Theo Luật Tiếp cận thông tin đối với hình thức cung cấp thông tin trực tiếp tại trụ sở cơ quan cung cấp thông tin thì người yêu cầu cung cấp thông tin được trực tiếp đọc, xem, nghe, ghi chép, sao chép, chụp tài liệu hoặc yêu cầu cung cấp ngay bản sao, bản chụp tài liệu đối với các thông tin nào?
A. Đối với các thông tin có sẵn có thể cung cấp ngay.
B. Đối với các thông tin đơn giản có thể cung cấp ngay.
C. Đối với các thông tin dễ tìm, ít phức tạp và có sẵn có thể cung cấp ngay.
D. Đối với thông tin đơn giản, có sẵn có thể cung cấp ngay.
Câu hỏi số 13: Theo Luật Tiếp cận thông tin, đối với hình thức cung cấp thông tin trực tiếp tại trụ sở cơ quan cung cấp thông tin thì: Trường hợp cơ quan được yêu cầu cần thêm thời gian để xem xét, tìm kiếm, tập hợp, sao chép, giải quyết yêu cầu cung cấp thông tin thì có thể gia hạn và phải có văn bản thông báo về việc gia hạn trong thời hạn cung cấp thông tin, nhưng tối đa không quá bao nhiêu ngày làm việc?
A. 03 ngày.
B. 10 ngày.
C. 15 ngày.
D. 05 ngày.
Câu hỏi số 14: Theo Luật Tiếp cận thông tin, công khai thông tin bao gồm các hình thức nào?
A. Đăng công báo.
B. Cả 3 đáp án đều đúng
C. Công khai trên phương tiện thông tin đại chúng.
D. Đăng tải trên cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước.
Câu hỏi số 15: Theo Luật Tiếp cận thông tin, người mất năng lực hành vi dân sự thực hiện yêu cầu cung cấp thông tin qua người nào sau đây?
A. Người giám hộ.
B. Bố, mẹ.
C. Người đại diện đương nhiên.
D. Người đại diện theo pháp luật.
Câu hỏi số 16: Theo Luật Tiếp cận thông tin, thông tin nào sau đây phải được công khai rộng rãi?
A. Cả 3 đáp án.
B. Thông tin liên quan đến lợi ích công cộng, sức khỏe của cộng đồng.
C. Thông tin về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có tác động tiêu cực đến sức khỏe, môi trường; kết luận kiểm tra, thanh tra, giám sát liên quan đến việc bảo vệ môi trường, sức khỏe của cộng đồng, an toàn thực phẩm, an toàn lao động.
D. Chiến lược, chương trình, dự án, đề án, kế hoạch, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, địa phương; quy hoạch ngành, lĩnh vực và phương thức, kết quả thực hiện; chương trình, kế hoạch công tác hằng năm của cơ quan nhà nước.
Câu hỏi số 17: Theo Luật Tiếp cận thông tin, trừ trường hợp người yêu cầu có lí do chính đáng, cơ quan nhà nước được từ chối cung cấp thông tin khi đã cung cấp thông tin bao nhiêu lần cho chính người yêu cầu?
A. 3 lần.
B. Trên 2 lần.
C. 2 lần.
D. 4 lần.
Câu hỏi số 18: Theo Luật Tiếp cận thông tin, nội dung nào sau đây đúng khi thực hiện cung cấp thông tin qua dịch vụ bưu chính, fax?
A. Đối với thông tin có sẵn có thể cung cấp ngay thì chậm nhất là 05 ngày làm việc cơ quan được yêu cầu phải cung cấp thông tin.
B. Đối với thông tin đơn giản, có sẵn có thể cung cấp ngay thì chậm nhất là 05 ngày làm việc cơ quan được yêu cầu phải cung cấp thông tin.
C. Đối với thông tin đơn giản, có sẵn có thể cung cấp ngay thì chậm nhất là 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu hợp lệ, cơ quan được yêu cầu phải cung cấp thông tin.
D. Đối với thông tin đơn giản, có sẵn có thể cung cấp ngay thì chậm nhất là 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu hợp lệ, cơ quan được yêu cầu phải cung cấp thông tin.
Câu hỏi số 19: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm quản lý nhà nước trên địa bàn, thi hành các biện pháp bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân theo hướng dẫn của cơ quan nào sau đây?
A. Bộ Tư pháp.
B. Bộ Thông tin và Truyền thông.
C. Thủ tướng Chính phủ.
D. Chính phủ.
Câu hỏi số 20: Theo Luật Tiếp cận thông tin, việc cung cấp thông tin qua mạng điện tử được thực hiện bằng bao nhiêu cách thức?
A. 3
B. Nhiều hơn 3
C. 2
D. 4
|