Theo Phó Tổng cục trưởng Vũ Ngọc Anh, khi Luật Hải quan (sửa
đổi) có hiệu lực sẽ thay đổi toàn bộ hoạt động của ngành Hải quan. Vì vậy, việc
rà soát, sửa đổi và ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật để thực thi Luật
Hải quan (sửa đổi) là công việc rất quan trọng và cấp thiết trong giai đoạn
này.
Dự kiến, dự thảo Luật Hải quan sẽ được Quốc hội thông qua
ngày 19-6-2014 tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIII và sẽ chính thức có hiệu lực
vào ngày 1-1-2015. Vì vậy, việc xây dựng các nghị định và thông tư để hướng dẫn
Luật sẽ phải hoàn thiện trước ngày 15-11-2014.
Để triển khai công việc này, trước đó, Vụ Pháp chế TCHQ đã
có văn bản yêu cầu các vụ, cục cơ quan TCHQ rà soát và đăng ký bổ sung vào
Chương trình xây dựng pháp luật năm 2014. Theo rà soát của Vụ Pháp chế và thống
kê của các vụ, cục thì sẽ có 6 Nghị định, 3 Quyết định và 13 Thông tư được xây
dựng, sửa đổi, bổ sung để triển khai thi hành Luật Hải quan (sửa đổi).
Trước một khối lượng công việc rất lớn, lại phải triển khai
trong thời gian không dài vì thế Phó Tổng cục trưởng Vũ Ngọc Anh lưu ý: mặc dù
rất khó khăn song việc triển khai xây dựng các văn bản hướng dẫn Luật cũng
chính là cơ hội để ngành Hải quan sắp xếp, bố cục và quản lý lại toàn bộ văn bản
pháp luật thuộc lĩnh vực hải quan.
Đưa ra ý kiến tại cuộc họp bàn, lãnh đạo các vụ, cục đều cho
rằng, việc xây dựng văn bản hướng dẫn Luật cần đối chiếu với thực tế và tính cấp
thiết để lên kế hoạch xây dựng, tránh việc thực hiện gấp rút mà ảnh hưởng đến
chất lượng văn bản.
Đồng tình với việc phải nâng cao hơn nữa chất lượng văn bản,
thông tư, nghị định hướng dẫn Luật Hải quan (sửa đổi), Phó Tổng cục trưởng yêu
cầu mỗi đơn vị cần phải chủ động xây dựng nội dung và kế hoạch triển khai việc
xây dựng các thông tư, nghị định hướng dẫn.
Phó Tổng cục trưởng nhấn mạnh, một số nghị định, quyết định
quan trọng để triển khai Luật mà các đơn vị cần tập trung lực lượng và thời
gian xây dựng, đó là: Nghị định 107/2002/NĐ-CP quy định về địa bàn hoạt động Hải
quan, quan hệ phối hợp trong phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng
hóa qua biên giới và các hành vi vi phạm pháp luật Hải quan; Quyết định
65/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế hoạt động của lực lượng
Hải quan chuyên trách phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua
biên giới.
Trong lĩnh vực giám sát quản lý cần sửa đổi, bổ sung Nghị định
66/2002/NĐ-CP quy định về định mức hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh và
quà biếu, tặng NK được miễn thuế; Nghị định 87/2012/NĐ-CP quy định chi tiết một
số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan điện tử đối với hàng XK, NK
thương mại; Nghị định 154/2005/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Hải
quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan.
Riêng lĩnh vực tổ chức cán bộ, Phó Tổng cục trưởng nhấn mạnh,
cần phải xây dựng riêng một Nghị định về tổ chức. Đây là văn bản quan trọng để
nâng quy mô, tầm hoạt động, vị thế của bộ máy hải quan. Vì vậy cần phải huy động
trí lực của toàn ngành để xây dựng Nghị định này.
Theo kế hoạch xây dựng các văn bản, Phó Tổng cục trưởng Vũ
Ngọc Anh sẽ làm việc với từng đơn vị để trao đổi, thảo luận cụ thể về kế hoạch
cũng như nội dung xây dựng các nghị định, thông tư theo từng lĩnh vực.
Theo HQ Online
Dự kiến các văn bản pháp luật thuộc lĩnh vực hải quan cần
phải sửa đổi, bổ sung, thay thế khi triển khai Luật Hải quan (sửa đổi): - 6 Nghị định: Nghị định 66/2002/NĐ-CP, Nghị định
107/2002/NĐ-CP, Nghị định 87/2022/NĐ-CP, Nghị định 06/2003/NĐ-CP, Nghị định
154/2005/NĐ-CP, Nghị định 40/2007/NĐ-CP. - 3 Quyết định: Quyết định 02/2010/QĐ-TTg quy định chức năng, nhiệm vụ quyền
hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan trực thuộc Bộ Tài chính. Quyết định 19/2011/QD-TTg về việc thí điểm thực hiện tiếp
nhận bản khai hàng hóa, các chứng từ có liên quan và thông quan điện tử đối với
tàu biển nhập cảnh, xuất cảnh. Quyết định 48/2011/QĐ-TTg về việc thí điểm thực hiện Cơ chế
Hải quan một cửa quốc gia. - 13 Thông tư: 7 thông tư đã đăng ký trong Chương trình
xây dựng pháp luật năm 2014; 2 thông tư dự kiến đăng ký bổ sung vào Chương
trình xây dựng pháp luật năm 2014 và 4 Thông tư phải sửa, thay thế: Thông tư
22/2014/TT-BTC quy định thủ tục hải quan điện tử đối với hàng XK, NK thương mại;
Thông tư 196/2012/TT-BTC quy định thủ tục hải quan điện tử đối với hàng XK,
NK thương mại; Thông tư 86/2013/TT-BTC quy định về áp dụng chế độ ưu tiên
trong lĩnh vực quản lý nhà nước về hải quan đối với DN đủ điều kiện; Thông tư
133/2013/TT-BTC sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 15 và các mẫu ban hành kèm theo
Thông tư số 86/2013/TT-BTC ngày 27/6/2013 quy định về việc áp dụng chế độ ưu
tiên trong lĩnh vực quản lý nhà nước về hải quan đối với DN đủ điều kiện. |
3,279
HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN