Cụ thể, theo dự thảo,
tổ chức kinh doanh (trừ Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của
pháp luật trong khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao;
doanh nghiệp có mức vốn điều lệ theo quy định của Bộ Tài chính; các đơn vị sự
nghiệp công lập có sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật được tự in
hoá đơn kể từ khi có mã số thuế) nếu
đủ điều kiện được tự in hóa đơn để sử dụng cho việc bán hàng hóa, dịch vụ.
Về điều kiện để tổ
chức kinh doanh được tự in hóa đơn, bên cạnh một số điều kiện đang áp dụng như:
Đã được cấp mã số thuế; có doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ; không bị xử phạt về
các hành vi vi phạm pháp luật về thuế theo mức do Bộ Tài chính quy định trong
365 ngày liên tục tính đến ngày thông báo phát hành hóa đơn tự in…, Bộ Tài
chính đề xuất bổ sung quy định: Có văn bản đề nghị sử dụng hóa đơn tự in và được
sự chấp thuận cơ quan thuế.
Dự thảo cũng bổ sung
thêm một số quy định so với quy định hiện hành. Cụ thể, đối với các doanh
nghiệp có dấu hiệu vi phạm về quản lý, sử dụng hóa đơn, doanh nghiệp có rủi ro,
giao Bộ Tài chính căn cứ quy định của pháp luật về quản lý thuế, chính sách thuế
và công nghệ thông tin, hướng dẫn phuơng thức giám sát, quản lý nhằm thực hiện
đúng quy định của pháp luật về hóa đơn.
Doanh nghiệp đang sử
dụng hóa đơn tự in có hành vi vi phạm về hóa đơn dẫn đến thiếu thuế thì không
được sử dụng hóa đơn tự in kể từ ngày Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về
hóa đơn có hiệu lực thi hành mà phải thực hiện mua hóa đơn của cơ quan thuế theo
quy định.
Đối với cơ sở kinh
doanh thương mại, dịch vụ sử dụng máy tính tiền để bán hàng hoá, cung cấp dịch
vụ, giao Bộ Tài chính quy định, hướng dẫn phuơng thức giám sát, quản lý dể thực
hiện đúng quy định của pháp luật về hóa đơn nhằm quản lý doanh thu thực.
Bổ sung quy định đối với hoá đơn đặt in
Bộ Tài chính cũng đề
xuất bổ sung quy định đối với hoá đơn đặt in. Cụ thể, tổ chức có hoạt động kinh
doanh, doanh nghiệp có mã số thuế được đặt in hóa đơn để sử dụng cho các hoạt động
bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
Theo đề xuất của Bộ
Tài chính, trước khi đặt in hóa đơn lần đầu, tổ chức có hoạt động kinh doanh,
doanh nghiệp phải đăng ký sử dụng hoá đơn đặt in và có văn bản chấp thuận của
cơ quan thuế.
Doanh nghiệp đang đặt
in hoá đơn có hành vi vi phạm về hóa đơn dẫn đến thiếu thuế thì không được sử dụng
hóa đơn tự in kể từ ngày Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn có hiệu
lực thi hành mà phải thực hiện mua hóa đơn của cơ quan thuế theo quy định.
Theo đánh giá của
một số chuyên gia kinh tế, Nghị định 51/2010/NĐ-CP ra đời đã có sự đổi mới cơ
bản trong phương thức quản lý hóa đơn. Theo đó, chuyển từ việc cơ quan thuế
in hóa đơn bán cho người nộp thuế sang để người nộp thuế tự in hoặc tự đặt in
hóa đơn. Tức là, giao quyền tự chủ về in hóa đơn cho người nộp thuế. Cơ quan
thuế chỉ in hóa đơn bán cho một số đối tượng đặc thù như các đơn vị sự nghiệp
không sử dụng thường xuyên hóa đơn, cá nhân kinh doanh có nhu cầu mua hóa đơn
lẻ… Với việc thay đổi này, người nộp thuế sử dụng nhiều hóa đơn sẽ rất thuận
lợi, không phải mất thời gian để làm các thủ tục mua hóa đơn, hoàn toàn chủ động
trong việc in và phát hành hóa đơn. Cơ quan thuế cũng giảm bớt nguồn nhân lực
xử lý việc giao nhận và bán hóa đơn. Cơ quan thuế tập trung vào theo dõi, quản
lý quá trình phát hành, in ấn và sử dụng hóa đơn. Tuy nhiên, đối tượng
tự in hoặc tự đặt in hiện nay quá rộng. Với đối tượng được tự đặt in hóa đơn
rộng mà không có những điều kiện chặt chẽ để kiểm soát thì nguy cơ xuất hiện
hành vi sử dụng hóa đơn giả là khá cao. |
Mời bạn đọc xem toàn
văn dự thảo và góp ý tại
đây.
Thanh Hoài
4,535
HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN