Bộ pháp điển (BPĐ) này sẽ có ít nhất 45 chủ đề, mỗi chủ đề
là một nhóm các quy định về dân sự, hình sự, doanh nghiệp, thuế – phí – lệ phí…
được sắp xếp thành từng phần, chương, mục rõ ràng và thuận tiện để tra cứu.
Bộ pháp điển được xây dựng nên là chính thức, được sử dụng để
tra cứu trong áp dụng và thực hiện pháp luật.
Các quy định của pháp luật nằm trong BPĐ là những quy định
còn hiệu lực, và được áp dụng thống nhất. Tất cả các quy định không còn phù hợp,
mâu thuẫn, chồng chéo sẽ được xử lý cho thống nhất trước khi đưa vào Bộ pháp điển.
Bộ, các cơ quan ngang Bộ, TAND tối cao, VKSND tối cao, Kiểm
toán Nhà nước có trách nhiệm xây dựng Bộ pháp điển trong lĩnh vực mình quản lý;
VP Quốc hội và VP Chủ tịch sẽ tiến hành pháp điển hóa các quy định còn lại.
Vừa qua Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số
63/2013/NĐ-CP nhằm hướng dẫn thi hành pháp lệnh này, trong đó hướng dẫn một số
nội dung khi xây dựng BPĐ như:
- Phương hướng bổ sung chủ đề, nếu văn bản không nằm trong
45 chủ đề quy định sẵn.
- Cách thức xử lý, kiến nghị xử lý các quy phạm pháp luật
mâu thuẫn, chồng chéo hoặc không còn phù hợp với thực tế
- Thời gian cập nhật BPĐ khi có văn bản mới ban hành
Hiện nay một số Bộ cũng đã bắt đầu thực hiện việc pháp điển
hóa, tiêu biểu có thể kể đến Bộ Khoa học và Công nghệ đã đưa bản thử nghiệm BPĐ
về Sở hữu trí tuệ lên mạng để nhân dân dùng thử và cho ý kiến.
Đình Phước
2,967
HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN