Nhằm nâng cao uy tín, giữ gìn hình ảnh đẹp trong mắt người dân, cả nghìn cảnh sát giao thông TP HCM đã tham gia tập huấn về cách ứng xử.
Ngày
9/4, gần 1.500 lượt cán bộ cảnh sát trực tiếp tuần tra, xử phạt, tiếp xúc với
người vi phạm đã có mặt tại lớp tập huấn "Văn hóa ứng xử, đạo đức tác
phong của cán bộ chiến sĩ cảnh sát" tổ chức tại TP HCM.
Đề cập
những mặt còn hạn chế, thượng tá Trần Thanh Trà, (Trưởng phòng Cảnh sát giao
thông TP HCM) đánh giá: "Thực tế, một số người vi phạm có hành vi vô văn
hóa, kích động khi bị xử lý. Gặp những tình huống này, nhiều chiến sĩ trẻ
không kiềm chế có thể làm mất hình ảnh của cảnh sát giao thông",
Chia sẻ
những khó khăn với các cảnh sát, giáo sư - tiến sỹ tâm lý học Vũ Gia Hiền
cũng gợi ý cách ứng xử về mối quan hệ, giao tiếp với quần chúng để có thể làm
"vừa lòng ngay cả người bị phạt".
"Có
thể trong nhiều trường hợp, cảnh sát giao thông sau khi chào người vi phạm
phải nói xin lỗi trước vì đã dừng xe giữa trời nắng nóng", ông Hiền nói
và cho rằng trên thực tế, chỉ có ít cảnh sát nói như vậy để xoa dịu người
dân.
Theo
thượng tá Trà, ngoài ứng xử tốt, cảnh sát giao thông TP HCM trong năm 2013 sẽ
phải phấn đấu hoàn thành mục tiêu kéo giảm ùn tắc, tai nạn giao thông, phòng
chống đua xe trái phép.
Quý 1,
TP HCM có gần 600 lượt cảnh sát giao thông không nhận hối lộ của người vi
phạm với tổng số tiền gần 200 triệu đồng. Gần 90
lượt cảnh sát nêu gương dũng cảm, tham gia truy bắt khoảng 30 vụ trộm
cướp, tụ tập đua xe trái phép, buôn bán vận chuyển hàng không rõ nguồn gốc… |
Quốc Thắng
3,501
HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN