Từ 01/01/2021: NLĐ được nghỉ việc mà không cần phải có lý do
Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần phải có lý do là quy định tại Bộ luật lao động 2019.
Người lao động được nghỉ việc mà không cần phải có lý do (Ảnh minh họa)
Theo đó, người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần phải có lý do nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động như sau:
- Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
- Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;
- Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng;
- Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Bộ luật lao động 2019 quy định, người lao động theo hợp đồng xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động (không cần lý do như trước đây) chỉ cần báo trước cho người sử dụng lao động ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng; ít nhất 03 ngày làm việc với hợp đồng lao động xác định thời hạn dưới 12 tháng. Như vậy, người lao động nếu không còn ‘mặn mà’ với công ty thì dễ dàng chia tay công ty mà không bị gò bó gì; phần nào giúp người lao động có cơ hội tìm việc làm mới tốt hơn và công ty tránh trường hợp ‘giữ xác không hồn’ – Đây là nhận định của Luật gia Bùi Tường Vũ, Giám đốc THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Trước đây, người lao động có hợp đồng lao động xác định thời hạn khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động bắt buộc phải có 01 trong những lý do được nêu tại Khoản 1 Điều 37 Bộ luật lao động 2012, đồng thời phải đáp ứng điều kiện về thời gian báo trước theo quy định.
Chính phủ ban hành Nghị định 93/2025/NĐ-CP sửa đổi quy định về kiểm tra xử lý kỷ luật trong thi hành xử lý VPHC. Theo đó, không quy định số lượng thành viên đoàn kiểm tra.
Chính phủ ban hành Nghị định 93/2025/NĐ-CP sửa đổi quy định về kiểm tra xử lý kỷ luật trong thi hành xử lý VPHC. Theo đó, không quy định số lượng thành viên đoàn kiểm tra.
Ngày 09/01/2021, Văn phòng Chính phủ có Công văn 208/VPCP-QHQT về thực hiện chuyến bay đưa công dân Việt Nam ở nước ngoài về nước giai đoạn quý I năm 2021
Ngày 07/01/2021, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành Chỉ thị số 01/CT-NHNN về tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của ngành Ngân hàng trong năm 2021. Chỉ thị này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động là người nước ngoài mới nhất (áp dụng từ 15/02/2021) được ban hành kèm theo Nghị định 152/2020/NĐ-CP ngày 30/12/2020.
Quy định về kỹ thuật viện dẫn văn bản trong văn bản quy phạm pháp luật được sửa đổi, bổ sung tại khoản 16 Điều 1 Nghị định 154/2020/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 01/01/2021).
Chính phủ ban hành Nghị quyết 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu phát triển KTXH 2021 và Nghị quyết 02 về nhiệm vụ, giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2021; tăng cường ...
Ngày 07/01/2021, Chính phủ ban hành Nghị định 02/2021/NĐ-CP quy định về cờ truyền thống, cờ hiệu, biểu tượng, hải quan hiệu, phù hiệu, biển tên, cấp hiệu, trang phục, chứng minh hải quan và dấu hiệu đặc trưng phương tiện ...
Đây là nội dung được đề cập Quyết định 5475/QĐ-BNN-TCLN phê duyệt Dự án "Trang bị ghi âm, ghi hình có âm thanh trong điều tra hình sự của cơ quan Kiểm lâm, Kiểm ngư theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự" (Dự án).
Đây là một trong các mục tiêu cụ thể của Đề án "Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực an toàn thông tin giai đoạn 2021-2025" được phê duyệt tại Quyết định 21/QĐ-TTg ngày 06/01/2021.
Chính phủ ban hành Nghị định 154/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 34/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật , có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021.
Chính phủ ban hành Nghị định 154/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 34/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật , có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021, trong đó ban hành 43 mẫu văn bản quy phạm pháp luật ...
Chính phủ ban hành Nghị định 93/2025/NĐ-CP sửa đổi quy định về kiểm tra xử lý kỷ luật trong thi hành xử lý VPHC. Theo đó, không quy định số lượng thành viên đoàn kiểm tra.