 |
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng tại buổi khai mạc kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIII - Ảnh: Việt Dũng |
 |
Quang cảnh buổi khai mạc kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIII - Ảnh: Việt Dũng |
Tuy nhiên, ở trong nước, kinh tế phát triển chưa ổn
định, cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, sản xuất - kinh doanh gặp khó
khăn, dấu hiệu giảm phát và tốc độ tăng trưởng thấp cùng với những bức
xúc về xã hội, môi trường và đời sống của nhân dân đang làm khó khăn
thêm cho việc đạt được mục tiêu tổng quát và những chỉ tiêu quan trọng
của kế hoạch kinh tế - xã hội năm 2012.
Theo báo cáo của Chính phủ do Phó thủ tướng Nguyễn Xuân
Phúc trình bày, đã xuất hiện những dấu hiệu suy giảm tăng trưởng kinh
tế. Tốc độ tăng trưởng GDP quý 1-2012 chỉ đạt 4%, thấp hơn nhiều so với
cùng kỳ năm 2011 (5,57%) và năm 2010 (5,84%). Trong đó công nghiệp, xây
dựng chỉ tăng 2,94%.
Trong
4 tháng đầu năm 2012, cả nước có trên 17.700 doanh nghiệp đã làm các
thủ tục giải thể và ngừng hoạt động, tăng khoảng 9,5% so với cùng kỳ năm
ngoái. |
Chính phủ xác
định nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới là tập trung tháo gỡ khó
khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, đồng thời tiếp tục thực
hiện nhất quán chủ trương kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô...
Trong đó, đặc biệt cần điều chỉnh giảm lãi suất vay phù
hợp với mức giảm của lạm phát; tăng khả năng vay vốn cho doanh nghiệp.
Thực hiện việc kéo dài thời hạn nộp thuế, giảm tiền thuê đất, miễn thuế
môn bài đối với một số đối tượng doanh nghiệp; đẩy nhanh giải ngân vốn
đầu tư nhà nước; đồng thời trình Quốc hội xem xét miễn giảm thêm một số
loại thuế.
Tiếp tục thực hiện nhất quán chủ trương kiềm chế lạm
phát, thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng, kết hợp hài hòa
giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa để bảo đảm lạm phát mục
tiêu năm 2012 khoảng 8 - 9%.
Tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ xem xét, quyết định các vấn đề quan trọng sau:
Một là, xem xét báo cáo bổ sung về kết quả
thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm
2011; triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân
sách nhà nước những tháng đầu năm 2012 và Đề án tổng thể tái cơ cấu nền
kinh tế; phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2010; quyết định
một số giải pháp về thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và cá
nhân năm 2012...
Hai là, xem xét, thông qua 13 dự án luật và 2
dự thảo nghị quyết: Luật bảo hiểm tiền gửi; Luật giá; Luật phòng, chống
rửa tiền; Luật giám định tư pháp; Luật xử lý vi phạm hành chính; Luật
giáo dục đại học; Luật phổ biến, giáo dục pháp luật; Bộ luật lao động
(sửa đổi); Luật công đoàn (sửa đổi); Luật phòng, chống tác hại của thuốc
lá; Luật quảng cáo; Luật tài nguyên nước (sửa đổi); Luật biển Việt Nam;
nghị quyết về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2013; nghị
quyết về một số cải tiến, đổi mới để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt
động của Quốc hội và cho ý kiến về 6 dự án luật khác.
Ba là, xem xét chuyên đề việc thực hiện chính
sách, pháp luật về đầu tư công cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn; xem
xét một số báo cáo kết quả giám sát của các cơ quan của Quốc hội; nghe
các báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và kết quả giám sát
việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa
XIII; tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội.
Bốn là, xem xét các báo cáo công tác của Ủy
ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các ủy ban của Quốc hội, chánh
án Tòa án nhân dân tối cao, viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
các báo cáo của Chính phủ về quản lý và sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội năm
2011; tình hình thực hiện pháp luật về bình đẳng giới năm 2011; sơ kết 5
năm triển khai thực hiện Luật phòng, chống tham nhũng và Luật thực hành
tiết kiệm, chống lãng phí; công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu
nại, tố cáo; tình hình xây dựng, quản lý và vận hành các đập thủy điện;
tình hình quản lý, sử dụng đất năm 2011 và những tháng đầu năm 2012 và
xem xét, quyết định một số vấn đề quan trọng khác.
TTO tiếp tục cập nhật.
V.V.THÀNH
3,243
HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN