UB
Thường vụ QH đề nghị bổ sung dự án luật này vào chương trình năm 2012 để thông
qua ngay tại kỳ họp thứ 3.
Cẩn thận với những luật liên
quan an sinh
Tại phiên họp Thường vụ chiều nay, Chủ nhiệm UB Pháp luật Phan Trung
Lý cho rằng các dự án luật có phạm vi sửa đổi, bổ sung hẹp, các vấn đề không
phức tạp, không nhất thiết phải theo quy trình hai kỳ họp, có thể đưa gọn vào
một kỳ họp.
Nhưng với hai dự luật thuộc đối
tượng này, luật Cư trú sửa đổi và luật Bảo hiểm XH sửa đổi, các ĐB không khỏi
băn khoăn quy trình ngắn gọn này.
Theo Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor
Phước, luật Cư trú rất phức tạp, lại đang là vấn đề nóng hiện nay.
Thứ trưởng Tư pháp Lê Thành Long
lý giải rằng luật này chỉ sửa đổi chủ yếu là điều 20 về điều kiện cư trú, đặc
biệt ở các đô thị lớn, theo hướng chặt hơn.
Ông Long cho biết đã bàn với Bộ
Công an để cố gắng làm trong một kỳ, góp phần giảm gánh nặng cho hai kỳ họp thứ
5 và thứ 6, bao gồm cả một dự án lớn là Hiến pháp 1992 sửa đổi.
Ông Ksor
Phước lưu ý nếu chỉ sửa một
điều thì "đơn giản quá", trong khi vấn đề cư trú thực tiễn không chỉ bức xúc ở
đô thị mà ở miền núi, vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc thiểu số còn phức tạp hơn
nhiều. Ông Phước đề nghị tổng kết toàn diện tình hình cư trú trước khi sửa luật,
không chỉ tập trung vào đô thị và các khu công nghiệp.
Chủ nhiệm UB các vấn đề xã hội
Trương Thị Mai cũng suy nghĩ tương tự về luật BHXH: "Sửa luật nếu theo hướng
chuyển sang một quan điểm mới về chính sách BHXH, vấn đề an sinh xã hội số một
hiện nay, thì không lường hết được các thay đổi, không thể trong một kỳ mà xong
được".
Bà Mai kiến nghị với những dự
luật sửa đổi có thể phát sinh những vấn đề mới thì không nên cứng nhắc về quy
trình.
Luật về đô thị và quy hoạch
lùi lại sau năm 2013
Theo dự kiến, luật Đô thị được
cho ý kiến tại kỳ họp thứ 3, thông qua tại kỳ họp thứ 4, luật Quy hoạch được cho
ý kiến tại kỳ họp thứ 4.
Nhưng quá trình chuẩn bị cho thấy
các dự luật này có phạm vi điều chỉnh rộng, nhiều vấn đề phức tạp, liên quan
nhiều ngành, lĩnh vực, cần thời gian nghiên cứu, khảo sát, tổng kết thực tiễn,
tổ chức soạn thảo, tránh trùng lặp với các luật đã có.
Cơ quan soạn thảo chủ động đề
nghị chưa đưa hai dự luật này vào chương trình của năm nay và năm sau. UB Thường
vụ QH đồng tình lùi hai dự luật này đến sau năm 2013.
Chung Hoàng