Theo Quyết định kháng nghị của Chánh án
TAND tối cao, sau khi hai cấp xét xử của Hải Phòng có bản án sơ thẩm và
quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm, các bên đương sự không có đơn yêu
cầu xem xét lại vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm. Tuy nhiên
khi dư luận lên tiếng về vụ cưỡng chế gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng,
TAND Tối cao đã rút hồ sơ vụ án lên nghiên cứu, xem xét theo quy định
của pháp luật tố tụng.
Theo TAND tối cao, trong quá trình giải
quyết vụ án, tòa cấp sơ thẩm chưa xem xét đầy đủ quy định của pháp luật
và tham khảo ý kiến của các cơ quan chuyên môn về lĩnh vực quản lý đất
đai để kết luận về tính hợp pháp của quyết định hành chính bị khiếu
kiện. Để làm rõ việc UBND huyện Tiên Lãng ban hành quyết định thu hồi
19,3 ha đất của gia đình ông Vươn có đúng hay không thì phải xem xét
việc giao đất của cơ quan này có đúng quy định của pháp luật đất đai
không.
“Tòa án cấp sơ thẩm chưa xem xét đầy đủ
vấn đề này nhưng đã bác đơn khởi kiện của ông Vươn là không đúng. Mặt
khác, tòa án cấp sơ thẩm chưa xem xét đến việc bồi thường thiệt hại khi
nhà nước thu hồi đất, kể cả trong trường hợp thu hồi đất đúng pháp luật
là chưa xem xét toàn diện vụ án”, quyết định kháng nghị của Chánh án
nêu.
Tòa án cấp sơ thẩm giữ nguyên Quyết định
số 461 của UBND huyện Tiên Lãng là chưa có đủ căn cứ, không đúng với
thẩm quyền của tòa án, không đúng với quy định của pháp luật tố tụng
hành chính và hướng dẫn của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao.
 |
Năm 1997, lấy lý do hết thời hạn 14 năm giao đất, UBND
huyện Tiên Lãng ra quyết định thu hồi nhưng ông Vươn và các hộ dân
không đồng ý. Ảnh: Tiến Dũng.
|
Tại cấp phúc thẩm,
tháng 4/2010, ông Vươn có đơn xin rút kháng cáo vì trước đó, TAND Hải
Phòng tạo điều kiện cho các đương sự thỏa thuận giải quyết với nhau.
Quyết định kháng nghị nêu rõ, TAND Hải
Phòng chưa tạo điều kiện cho ông Vươn và UBND huyện Tiên Lãng thỏa thuận
với nhau về việc giải quyết vụ án theo đúng quy định của pháp luật tố
tụng. Việc tòa án cấp phúc thẩm lấy kết quả thỏa thuận của một vụ tương
tự cũng ở huyện Tiên Lãng để làm căn cứ cho việc giải quyết vụ án giữa
ông Vươn với UBND huyện Tiên Lãng là một sai lầm.
Việc tòa án cấp phúc thẩm chưa làm việc
để biết ý kiến của UBND huyện Tiên Lãng về điều kiện rút kháng cáo của
ông Vươn nêu trong đơn, được Chánh án TAND tối cao nhận định là không
đúng quy định của pháp luật tố tụng.
Khi đề cập đến việc ông Vươn vắng mặt tại
phiên phúc thẩm 22/4/2010, kháng nghị của Chánh án nhận định, tòa án
cấp phúc thẩm không làm rõ việc rút đơn là tự nguyện và có sự thỏa thuận
giữa các bên hay không, các bên có sự tự nguyện thực hiện các thỏa
thuận hay không, nhưng vẫn không hoãn phiên tòa để làm rõ và giải thích
cho người khởi kiện biết về hậu quả của việc rút đơn. Tòa chỉ dựa vào
việc rút đơn để quyết định đình chỉ xét xử là vi phạm nghiêm trọng thủ
tục tố tụng, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của ông Vươn.
Bản kháng nghị cũng nêu ra điểm không
đúng khi thẩm phán Ngô Văn Anh ký trả lời đơn của ông Vươn gửi TAND Hải
Phòng. Thẩm phán không có thẩm quyền trả lời đương sự mà thuộc thẩm
quyền của chánh án.
Đầu thập niên 90, ông Vươn được giao 21
ha đất bãi bồi ven biển thuộc xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng để nuôi
trồng thủy sản trong vòng 14 năm. Sau đó, ông Vươn lấn chiếm thêm 19,3
ha đất bãi bồi ven biển. Ông Vươn có tờ trình xin hợp pháp hóa với phần
diện tích lấn chiếm này.
Sau đó khi gần hết thời hạn giao đất (14
năm), ngày 5/6/2007, ông Vươn có đơn gửi cơ quan chức năng xin tiếp tục
được giao lại đất nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, UBND huyện Tiên Lãng
đã ra thông báo gửi hộ ông Vươn về việc dừng đầu tư sản xuất, nuôi trồng
trên diện tích 21 ha được giao để Nhà nước quản lý. Tiếp đó, cơ quan
này tiếp tục "đòi" 19,3 ha đất ông Vươn lấn chiếm.
Ông Vươn đã khởi kiện vụ án hành chính
với lý do 19,3 ha trên là thuộc đất nông nghiệp đã UBND thành phố Hải
Phòng phê duyệt quy hoạch; đất bị thu hồi chưa hết hạn sử dụng và nếu
hết thời hạn thì được tiếp tục được giao hoặc cho thuê...
Việt Dũng
2,879
HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN