Trước đề nghị
gây sốc này của Bộ trưởng Bộ GTVT, phóng viên đã có cuộc phỏng vấn nhanh một
số chủ tịch tỉnh nằm trên những địa bàn nóng về tai nạn giao thông trong
thời gian vừa qua với một câu hỏi: Ông (bà) có đồng ý với đề nghị này
không? Và câu trả lời khá thống nhất là: Không!
Nhận
trách nhiệm, nhưng cách chức thì...
“Chủ tịch tỉnh bận quá nhiều việc đâu chỉ có TNGT?”; “Để TNGT gia tăng, tôi
xin nhận trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước, nhưng...”; “TNGT có quá nhiều
nguyên nhân, vấn đề này cần phải mổ xẻ nhiều...”... Đó là những câu trả lời
thẳng thắn (có phần bức xúc) của một số chủ tịch tỉnh trước kiến nghị gây
sốc của Bộ trưởng Bộ GTVT.
Chủ tịch tỉnh còn quá nhiều trọng trách
Trưa ngày 1.2, trao đổi với PV, ông Phạm Đình Cự - Chủ tịch UBND tỉnh Phú
Yên - cho biết: "Tôi hoàn toàn chưa biết về ý kiến của Bộ trưởng Bộ GTVT
Đinh La Thăng về việc “Kiến nghị cách chức Chủ tịch tỉnh nếu TNGT tăng 3 năm
liên tiếp”. Kiến nghị là quyền của bộ trưởng, nhưng tôi cho rằng đây là vấn
đề cần phải mổ xẻ nhiều, bởi chủ tịch tỉnh còn phải gánh vác nhiều trọng
trách quan trọng khác trong việc quản lý, điều hành phát triển kinh tế - xã
hội ở địa phương”. Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai - ông Phạm Thế Dũng - cũng
đồng ý kiến với ông Cự: "Đó chỉ là ý kiến cá nhân bộ trưởng Thăng.
 |
Vụ tai nạn xảy
ra vào hồi 12h30 ngày 1.2, tại khu vực giao nhau giữa đường
sắt và đường bộ thuộc địa phận xã Nghĩa Phương, huyện Tư
Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi làm 3 người chết, 4 người bị thương.
Ảnh: L.B
|
Tôi khẳng
định là chủ tịch UBND tỉnh chịu trách nhiệm trước Đảng, Chính phủ và
nhân dân về tất cả mọi lĩnh vực quản lý nhà nước trên địa bàn; phải trực
tiếp chỉ đạo, điều hành rất nhiều công việc chứ không riêng công tác đảm
bảo trật tự ATGT". Ông Dũng bức xúc: Ngoài chuyện đảm bảo ATGT, thành
tích của tỉnh còn rất nhiều trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội. Nếu chỉ
vì TNGT tăng mà phủ nhận nỗ lực, thành tích của chính quyền và cá nhân
đồng chí chủ tịch tỉnh để rồi “cách chức” như ý kiến của Bộ trưởng Bộ
GTVT là một cách nhìn phiến diện, đồng thời cũng thể hiện nhận thức chưa
đầy đủ về vai trò, trách nhiệm của bộ chuyên ngành đối với công tác quản
lý nhà nước về giao thông tại các địa phương.
Còn ông Nguyễn Hoàng Anh - Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng - cho rằng: “Đó
cũng là để nhắc nhở các tỉnh có hành động quyết liệt, ý thức hơn. Còn là
lãnh đạo không ai muốn để xảy ra tình trạng đó, nhất là liên quan đến
sinh mạng của người dân”. Song ông Anh cũng đắn đo: “Mình đưa ra giải
pháp mạnh cũng là cái tốt, nhưng thực hiện đâu thể đơn giản như thế”.
Nhiều nguyên nhân vượt tầm của tỉnh
Hầu hết các vị chủ tịch tỉnh đều cho rằng, để xảy ra nhiều TNGT trên
địa bàn có trách nhiệm của lãnh đạo địa phương, nhưng truy tìm nguyên
nhân thì có quá nhiều, trong đó có không ít nguyên nhân vượt tầm của
tỉnh. Chủ tịch tỉnh Gia Lai cho hay: Có những diễn biễn ngoài tầm của
tỉnh, thuộc về trách nhiệm của cơ quan trung ương mà cấp tỉnh không thể
khắc phục. Ví dụ: Về hạ tầng giao thông, tại Gia Lai có 5 tuyến quốc lộ
đi qua với chiều dài 752km, nhiều năm qua, các tuyến quốc lộ không được
Bộ GTVT nâng cấp, gây khó khăn cho lưu thông và quản lý trật tự, không
thể phân làn cho xe khi nhiều loại phương tiện với vận tốc quy định khác
nhau cùng lưu thông nên rất dễ tai nạn.
Chưa kể, công tác quản lý đào tạo, sát hạnh cấp phép lái xe do bộ quản
lý vẫn còn nhiều yếu kém, bằng lái thiếu thực chất... Còn theo Chủ tịch
tỉnh Cao Bằng Nguyễn Hoàng Anh: Có hai nguyên nhân, thứ nhất là ý thức
chấp hành của người dân, tình trạng sử dụng rượu bia khi điều khiển
phương tiện không thể tránh khỏi ở các tỉnh miền núi. Còn nguyên nhân cơ
bản là do sự gia tăng phương tiện vận tải lưu thông. Lưu lượng xe trên
đường tăng gấp 10 lần, lên đến 500 lượt xe/ngày đêm. Phương tiện tăng
lên nhưng hạ tầng lại chưa đáp ứng đồng bộ. Theo lãnh đạo tỉnh Phú Yên
thì ngoài ý thức của người tham gia giao thông còn kém, có thể nói
nguyên nhân khách quan chủ yếu do mật độ phương tiện giao thông tăng đột
biến, trong khi cơ sở hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh không tăng...
Thêm vào đó, đoạn QL1A qua đèo Cả ở Phú Yên quá nhiều đèo dốc nguy
hiểm, nhiều vòng cua gấp khúc, trong khi nền đường yếu, kém chất lượng
dẫn đến nhiều vụ TNGT xe lật, trượt dốc và thường xuyên bị ùn tắc GT
nghiêm trọng. Tỉnh đã nhiều lần có văn bản kiến nghị Bộ GTVT đầu tư kinh
phí nâng cấp toàn tuyến QL1A qua Phú Yên hoặc sửa chữa, nâng cấp từng
đoạn. Thế nhưng, đến nay vẫn chưa được triển khai thực hiện ...
7 địa phương ở nhóm “đèn
đỏ” Chính phủ đã phê bình trưởng ban
ATGT 7 tỉnh gồm: Bình Thuận, Cao Bằng, Bình Phước, Gia Lai,
Long An, Phú Yên và Tây Ninh có số người chết do TNGT tăng
liên tục trong hai năm 2010, 2011. Nếu đề xuất “cách chức
chủ tịch tỉnh để TNGT tăng 3 năm liên tiếp” của Bộ trưởng Bộ
GTVT Đinh La Thăng được xem xét, thì người đứng đầu 7 địa
phương kể trên đều đang ở khu vực nguy hiểm. 8 vụ
TNGT kinh hoàng năm 2011 1. Tối 6.2.2011, tàu hoả đâm 6 ôtô tại cầu Ghềnh (Đồng Nai)
làm 2 người chết tại chỗ và 24 người bị thương. 2. Chiều
30.3, tàu hoả bắc – nam đâm vào xe chở đoàn đi ăn cưới khiến
9 người thiệt mạng. 3. Tối 20.5, tàu du lịch Dìn Ký bị chìm
trên sông Sài Gòn, 16 người đã thiệt mạng. 4. Ngày 13.6, xe
tải BKS 54S – 3411 va chạm với xe du lịch trên đường cao tốc
TPHCM – Trung Lương, làm 5 người chết tại chỗ và 3 người tử
vong sau đó. 5. Chiều 7.10, xe ôtô 4 chỗ BKS 52P – 8312 đâm
vào hàng loạt xe gắn máy đang dừng đèn đỏ làm 2 người chết.
6. Ngày 7.11, xe container BKS 79N – 2133 đâm xe khách trên
QL1A địa phận tỉnh Bình Thuận khiến xe khách bốc cháy dữ
dội, 10 người chết và 22 người bị thương. 7. Rạng sáng 7.12,
xe chở gỗ bị lật tại huyện Tương Dương (Nghệ An) khiến 10
người chết và 4 người bị thương. 8. Sáng 25.12, tàu chở hàng
Vinalines Queen bị chìm ở vùng biển Philippines, chỉ có một
thủy thủ được cứu sống, 22 người còn lại vẫn ở trong tình
trạng mất tích. Vinh
Hải tổng hợp |
|
Theo Lao
động