Bộ luật Lao động 2017: Bỏ quy định “hành kinh được nghỉ 30 phút”
Theo Bộ luật Lao động 2012 thì lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút (thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động).
Tuy nhiên, tại Dự thảo Bộ luật Lao động 2017 (dự kiến bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2018 và thay thế Bộ luật Lao động 2012) đã bãi bỏ quy định có lợi cho lao động nữ nêu trên.
Đồng thời tại Dự thảoBộ luật Lao động 2017 cũng bãi bỏ quy định "Lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi, được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc (thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động)".
Như vậy, nếu Dự thảo Bộ luật Lao động 2017 được Quốc hội thông qua thì phần nào quyền lợi của lao động nữ bị “cắt giảm” so với quy định hiện hành.
Chỉ thị 43-CT/TW 2025 tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thể chế hóa chủ trương của Đảng về phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực thành pháp luật của Nhà nước.
Theo Công văn 1814/BNV-TCBC ngày 26/4/2025, Bộ Nội vụ dự kiến giảm 20% biên chế ở các cơ quan đơn vị không trực tiếp thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy.
Bình luận
Có 24 lời bình
luật lao động
lý do tại sao quốc hội lại bãi bỏ hai quy định đó vậy. Có phải đó là sự tụt lùi trong vấn đề bảo về quyền lợi của bà mẹ và trẻ em
(Hoàng Lê Phan) - 14/12/2016 Trả
lời
Luật lao động
Không hiểu sao quyền lợi của phụ nữ lại càng ngày càng giảm sút như vậy, mình là phụ nữ đã từng nuôi con nhỏ nên mình hiểu nỗi khó khăn trong thời gian đầu đi làm. Vậy nên mình không đồng tình với việc Quốc hội bãi bỏ 2 quy định trên, để phần nào phụ nữ còn được chút quyền lợi.
(Đào Thị Như Thuỷ) - 15/12/2016 Trả
lời
Không nên bãi bỏ chế độ của lao động nữ.
Hai quyền lợi đặc trưng nhất của phụ nữ đã bị cắt bỏ, đặc biệt với phụ nữ đang nuôi con nhỏ, họ nghỉ 6 tháng thì chỉ còn 6 tháng hưởng giờ sữa, tại sao lại cắt?
(Binh le) - 15/12/2016 Trả
lời
Bảo vệ quyền lợi bà mẹ và trẻ em
Các nước trên thế giới rất chú trọng vần đê bảo vệ quyền lợi cho bà mẹ và trẻ em, vậy tại sao Việt Nam lại đi ngược lại với thế giới?
(Nguyễn Thị Ngân) - 15/12/2016 Trả
lời
BẢO VỆ QUYỀN LỢ CHO LAO ĐỘNG NỮ
KHông thê đồng ý được. Quốc hội Việt Nam nên bảo vệ quyền lợi cho lao động nữ nhiều hơn.
(Nguyễn Văn Vũ) - 16/12/2016 Trả
lời
Dự thảo luật lao động
Theo tôi thì chỉ bỏ quy định nghỉ 30' mỗi ngày khi hành kinh thôi
(Bích Hoàng) - 16/12/2016 Trả
lời
Lý do cắt giảm quyền lợi nữ
Theo tôi, nên cắt nhiều các thời gian mà nam giới ở quán nhậu giờ chiều để làm thay giờ cho phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ sinh con và nuôi con để dành thời gian nuôi dạy con cái cho tốt. Nếu rượu chè tệ nạn nhưng quán nhậu mọc lên san sát....xã hội sẽ ra sao khi phụ nữ không có thời gian ch
(Mai Lan) - 16/12/2016 Trả
lời
Quyền lợi của LĐ nữ
Theo tôi thì nên bỏ quy định LĐ nữ được nghỉ 30p trong thời gian hành kinh. Tôi làm nhân sự của 1 cty với hơn 1500 lđ nữ nên tôi hiểu rất rõ những bất cập của vấn đề này, rất nhiều ng đã lợi dụng điều này để lười biếng, không tập trung làm việc. Còn vấn đề Lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi, được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc. Đây là điều rất có lợi cho họ, ai là phụ nữ điều hiểu sự quan trọng của việc chăm sóc con trong thời gian đầu. Chính sách của Nhà nước nên phù hợp,bảo vệ quyền lợi chính đáng của LĐ nữ.
(Kim Thùy) - 17/12/2016 Trả
lời
Vụ hành kinh chắc VN làm theo Hàn Quốc và các nước khác. Ở Cty mình lv thì chả thấy lđ nữ nào dùng 30 phút trong ngày hành kinh cả. Sao ngược nhau thế nhỉ. Nhưng cũng vì lí do này mà bỏ thì cũng được.
Còn vụ 60 phút cho bà mẹ thì ko hiểu vì sao mà dự định cắt nữa. Thực là phũ.
PS: Mình là nam :)
(Nguyễn Ngọc Thạch) - 12/01/2017 Trả
lời
công ty chị sao ko áp dụng cho họ về sớm 30 phút trong ngày hành kinh, thay vì nghỉ 30phut ko kiểm soát đc sợ họ lười biếng ko tập trung làm việc....
bên cty tôi đã tạo ra một ca làm việc riêng cho ngày đèn đỏ, trong 1 tháng thì được về sớm 30 phút trong 3 ngày . tổng cọng dc 90 phút trong 1 tháng. tôi thấy cách đó cty tôi áp dụng rất ok, như vậy vừa dc đảm bảo quyền lợi ng phụ nữ, ko nên bãi bỏ
(Tran Thi Thuy Trang) - 21/04/2017 Trả
lời
Câng quan tâm đền p nữ
Các nhà chức trách phải có trách nhiệm bảo vệ quyền lợi cho phụ nữ đi
(Lý) - 17/12/2016 Trả
lời
Không hiểu
Chẳng hiểu bây giờ kiểu gì nữa
(Nguyễn Xuân Diện) - 17/12/2016 Trả
lời
Hãy quan tâm đến phụ nữ hơn nữa
Mình sắp đến tuổi nghỉ hưu, không còn được hưởng ưu đãi mới thay đổi của luật lao động năm 2012 đối với nữ. Nhưng mình cũng không đồng tình với việc bãi bỏ hai quyền lợi mới thực hiện chưa được bao lâu của các nhà chức trách. Hãy bảo vệ bà mẹ trẻ em như các vị đã làm.
(Cao Thị Vân) - 18/12/2016 Trả
lời
Dự kiến là năm 2017 sẽ có đột biến về sinh đẻ để tận dụng năm cuối của vụ 60 phút cho bà mẹ ^^
(Nguyễn Ngọc Thạch) - 12/01/2017 Trả
lời
Phản đối bỏ quy định chăm con dưới 60p/ ngày
Tôi cực lực phản đổi quy định này.
Tại sao XH VN lại đi tụt lùi với tiến bộ của thời đại.
Tại sao không hỏi ý kiến của người lao động mà lại áp dụng ngay?!
Phản đối, phản đối...
(Nguyễn Thị Bích Liên) - 29/12/2016 Trả
lời
Đang là dự thảo mà. Vẫn đang lấy ý kiến đó, nên mn ý kiến nhiều vào :)
(Nguyễn Ngọc Thạch) - 12/01/2017 Trả
lời
cần duy trì chế độ con nhỏ 60'/ngày
cần phải duy trì chế độ 60'/ngày đối với lao động nữ đang chăm con dưới 12 tháng tuổi.
Dự thảo luật đề ra phải thể hiện sự tân tiến phát triển phù hợp với su thế chứ không thể nào thụt lùi như này được.
(Trần Minh Trường) - 05/01/2017 Trả
lời
quyền lợi lao động nữ
theo tôi thì chỉ nên bỏ 30ph hành kinh thôi.trong thời gian nuôi con nhỏ dưới 1 tuổi,60 ph được nghỉ nó rất là quý
(Ngoan) - 14/01/2017 Trả
lời
bất công
Bất bình đẳng giới....!
(đặng đức thành) - 04/02/2017 Trả
lời
Không đồng tình
Theo mình chỉ nên bỏ quy định 30 phút nghỉ trong những ngày hành kinh, bởi những ngày này của chị em phụ nữ khác nhau, khó kiểm soát, tránh tình trạng lợi dụng quy định để làm biếng gây giảm hiệu quả lao động. Còn quy định nghỉ 60 phút trong 1 năm đầu sinh con thì nên áp dụng, khoảng thời gian tuy ngắn ngủi nhưng rất có ý nghĩ đỗi với phụ nữ mới sinh, thể hiện sự quan tâm của các Cơ quan đơn vị tới quyền lợi của Phụ nữ và trẻ nhỏ. Hơn nữa, 1 năm đầu đời của em bé là khoảng thời gian rõ ràng và chính xác, khó có thể "lấy cớ" ^^
(Nguyễn Kim Chi) - 12/03/2017 Trả
lời
Không đồng tình
Tôi phản đối việc bãi bỏ 2 quy định trên của Bộ luật lao động 2012. Việc sửa đổi như vậy là không lợp lý. Quyền lợi đó cần thiết để đảm bảo cho lao động nữ sau sinh cũng như cho thế hệ trẻ em cần được quan tâm chăm sóc.
(Trần Thị Hồng Nhung) - 18/04/2017 Trả
lời
giữ nguyên quyền lợi của phụ nữ ko được bãi bỏ
không được bãi bỏ quyền lợi của người phụ nữ, theo tôi thì nên giữ nguyên
(Tran Thi Thuy Trang) - 21/04/2017 Trả
lời
Xin nghỉ việc của nhân viên
Xin hỏi: Nếu nhân viên muốn nghỉ, nhưng chủ sử dụng không đồng ý, sau đó nv vấn nghỉ, vậy giải quyết chế độ ntn? Ngoài ra nếu nv bỏ việc tự do, hoặc chỉ báo nghỉ ko viết đơn và bàn giao cv, vậy chế độ sẽ giải quyết ntn? Tran trọng cảm ơn!
(Trần Thị Thuý) - 13/05/2017 Trả
lời
Cần duy trì chế độ con nhỏ 60'/ngày
Cần phải duy trì chế độ 60'/ngày đối với lao động nữ đang chăm con dưới 12 tháng tuổi.
Dự thảo luật đề ra phải thể hiện sự tân tiến phát triển phù hợp với xu thế chứ không thể nào thụt lùi như này được.
Cần điều chỉnh lại như Bộ luật lao động cũ quy định về 2 điểm này.
Chỉ thị 43-CT/TW 2025 tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thể chế hóa chủ trương của Đảng về phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực thành pháp luật của Nhà nước.
Trao đổi với báo chí về quan điểm đối với việc phát triển các dự án thép, ông Trương Thanh Hoài - Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng (Bộ Công Thương) khẳng định: "Làm thép dứt khoát là phải làm, còn chuyện hiện nay thép thế giới ...
Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh vừa ký Quyết định số 4846 về việc phê duyệt phương án tổng thể đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước năm 2017. Theo đó, Bộ bãi bỏ 15 thủ tục hàng chính và đơn ...
Ngày 30/11/2016, TANDTC ban hành Quyết định số 752/QĐ-TANDTC về việc thực hiện thí điểm dịch vụ trực tuyến đăng ký cấp bản sao trích lục bản án, tài liệu trong hồ sơ vụ án của TAND.
Ngày 31/10/2016, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 176/2016/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 10/2014/TT-BTC ngày 17/01/2014 hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn.
Thông tư 176/2016/TT-BTC xử phạt ...
Ngày 12/12, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo về Lệnh của Chủ tịch nước công bố Luật Đấu giá tài sản, Luật Tín ngưỡng tôn giáo và Luật sửa đổi, bổ sung Điều 6, Phụ lục 4 về Danh mục ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều ...
Ngày 22/11/2016, Quốc hội thông qua Luật số 03/2016/QH14 về việc sửa đổi, bổ sung Điều 6 và Phụ lục 4 về danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật đầu tư 2014 . Theo đó, có những điểm mới đáng chú ý sau ...
Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11/2016; Công điện ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ tại miền Trung; 100% dân số được theo dõi sức khỏe;... là những thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính ...
Ngày 21/10/2016, Bộ Tài chính đã ban hành Văn bản số 19/VBHN-BTC về việc hợp nhất Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế.
Tuyên bố chung Kỳ họp lần thứ nhất Ủy ban Hỗn hợp (UBHH) về thực thi Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA) và ký Biên bản Kỳ họp lần thứ 7 của UBHH Việt Nam – Hàn Quốc về hợp tác Điện hạt nhân, Năng lượng ...
Dân mạng đang phát sốt với “Thư xin hỏi vợ” có một không hai, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT xin giới thiệu toàn văn bức thư này đến quý thành viên.
>> Mẫu đơn xin phép về sớm 30 phút khi lao động nữ hành kinh
>> Đơn xin phép đi ...
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT xin gửi đến quý thành viên toàn văn bảng lương cán bộ chuyên trách cấp xã năm 2017.
Toàn văn bảng lương cán bộ chuyên trách cấp xã năm 2017
Ngày 8/12, Thanh tra Chính phủ phối hợp với Văn phòng Cơ quan phòng chống ma túy và tội phạm của Liên hợp quốc (UNODC) tổ chức Hội nghị đánh giá thực thi công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng (UNCAC).
Chỉ thị 43-CT/TW 2025 tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thể chế hóa chủ trương của Đảng về phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực thành pháp luật của Nhà nước.