1. Trường hợp nghỉ việc có lý do chính đáng
Các trường
hợp sau được xem là nghỉ việc có lý do chính đáng:
- Do
thiên tai, hỏa hoạn mà người lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng
không thể có mặt để làm việc.
- Bản
thân, bố đẻ, mẹ đẻ, bố nuôi, mẹ nuôi, bố vợ, mẹ vợ, bố chồng, mẹ chồng, vợ hoặc
chồng, con đẻ, con nuôi hợp pháp, đứa trẻ mà người lao động mang thai hộ đang
nuôi theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình bị ốm có giấy xác nhận
của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thành lập và hoạt động theo quy định của
pháp luật.
(Trường hợp nghỉ việc có lý do chính đáng sẽ
không bị áp dụng hình thức kỷ luật sa thải theo Điều 31 của Nghị định 05).
2. Bãi
bỏ quy định về việc phải trả lương ngay trong tháng làm việc cho người lao động
tại Khoản
1 Điều 5 Thông tư 23/2015/TT-BLĐTBXH, chỉ còn quy định về việc trả lương một
tháng một lần hoặc nửa tháng một lần và được trả vào thời điểm trả lương.
3. Sửa đổi, bổ sung quy định về tiền lương
thực trả của ngày làm việc bình thường để tính tiền làm thêm giờ; tiền lương thực
trả sẽ không bao gồm tiền lương làm thêm giờ, trả thêm khi làm vào ban đêm, tiền
thưởng, tiền ăn giữa ca, hỗ trợ…
4. Tiền lương trả cho một ngày làm việc được xác định bằng tiền lương
tháng chia cho số ngày làm việc bình thường trong tháng (tuy nhiên số ngày làm
việc trong tháng không được vượt quá 26 ngày).
5. Tiền lương để làm căn cứ trả lương cho người lao động trong thời gian
ngừng việc, nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, tết, nghỉ việc có hưởng lương, tạm ứng tiền
lương theo Điều 26 của Nghị định 05 là tiền lương theo hợp đồng lao động quy định
tại Khoản 1, Điểm a Khoản 2, Điểm a Khoản 3 Điều 4 Thông tư này.
6. Ngoài ra, Thông tư 47 còn hướng dẫn nhiều vấn đề về ủy quyền giao kết hợp
đồng, hợp đồng lao động với người lao động cao tuổi…
Thông
tư 19/2003/TT-BLĐTBXH hết hiệu kể từ
ngày Thông tư này có hiệu lực.
Thanh Hữu
79,827
HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN