Từ ngày 11/8/2015, các quy định của
Thông tư số 11/2015/TT-BKHCN
(gọi tắt là Thông tư 11) hướng dẫn
chi tiết một số quy định về hình thức phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu
quả sẽ có hiệu lực.
Thông tư 11 hướng dẫn quy định tại Nghị
định số 99/2013/NĐ-CP (gọi tắt Nghị định 99) quy định xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp.
Hình
thức xử phạt bổ sung
Nghị định 99 quy định các hình thức xử
phạt bổ sung bao gồm:
- Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm;
- Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề
dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp, thẻ giám định viên, giấy chứng nhận tổ chức
đủ điều kiện hành nghề giám định;
- Đình chỉ hoạt động sản xuất, kinh
doanh hàng hóa, dịch vụ vi phạm;
Theo Thông tư 11, hình thức phạt bổ sung
tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm chỉ áp dụng với vi phạm do lỗi cố ý
trong các trường hợp: hàng hóa không xác định được người vi phạm; cần thiết để
bảo đảm tang vật không bị tiêu hủy, tẩu tán hoặc ngăn ngừa khả năng hành vi vi
phạm tiếp theo.
Biện
pháp khắc phục hậu quả
Các quy định mới tại Thông tư 11 hướng dẫn
chi tiết về một số biện pháp khắc phục hậu quả áp dụng với hành vi vi phạm sở hữu
công nghiệp, cụ thể như sau:
Một là, biện pháp buộc loại bỏ yếu tố vi
phạm
Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm áp dụng
trong trường hợp tang vật, phương tiện vi phạm là sản phẩm, hàng hóa, biểu hiện,
phương tiện kinh doanh, giấy tờ giao dịch gắn dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu
công nghiệp hoặc gắn chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn. Doanh nghiệp có thể tiến
hành loại bỏ bằng nhiều phương thức, ví dụ gỡ bỏ, cắt, xóa...
Buộc thay đổi thông tin tên miền hoặc trả
lại tên miền trong trường hợp:
- Bên yêu cầu xử lý vi phạm và bên bị
yêu cầu xử lý vi phạm không đi đến được thỏa thuận sau khi đơn yêu cầu đã được
thụ lý;
- Bên bị yêu cầu xử lý vi phạm không chấm
dứt hành vi đăng ký, chiếm giữ quyền sử dụng hoặc sử dụng tên miền vi phạm;
- Buộc thay đổi tên doanh nghiệp, loại bỏ
yếu tố vi phạm trong tên doanh nghiệp được áp dụng trong trường hợp bên vi phạm
không chấm dứt hành vi về sử dụng tên doanh nghiệp trái pháp luật hoặc không tiến
hành thủ tục thay đổi tên doanh nghiệp xâm phạm theo thông báo của cơ quan đăng
ký kinh doanh hoặc theo thỏa thuận của của các bên.
Hai là, biện pháp tiêu hủy hàng hóa,
tang vật và phương tiện được áp dụng trong trường hợp: Hàng hóa
giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý; nguyên liệu, vật liệu, phương tiện được
sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn
địa lý; tem nhãn, vật phẩm mang nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý giả mạo; tem, nhãn, vật
phẩm mang yếu tố vi phạm; hàng hóa không còn giá trị sử dụng; hàng hóa gây hại
cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường; hàng hóa có yếu tố
xâm phạm không thể loại bỏ, hoặc việc loại bỏ không đảm bảo ngăn chặn triệt để
hành vi vi phạm, hoặc không thể áp dụng được các biện pháp xử lý khác.
Ba là, biện pháp buộc nộp lại số lợi bất
hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm áp
dụng khi có hóa đơn, chứng từ liên quan đến việc vi phạm và hàng hóa vi phạm đã
được pháp hiện đến thời điểm thanh tra, kiểm tra. Số tiền này được nộp vào Kho
bạc Nhà nước Việt Nam.
Bên cạnh đó, Thông tư 11 quy định cơ
quan có thẩm quyền tham khảo ý kiến của chủ thể có quyền sở hữu công nghiệp,
người yêu cầu xử lý vi phạm cũng như các cá nhân, tổ chức có liên quan.
Doanh nghiệp thực hiện hành vi vi phạm
phải chịu mọi chi phí cho việc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả theo
quy định pháp luật xử lý vi phạm hành chính.
CÔNG TY LUẬT PLF
Theo Tạp Chí Tài Chính
6,329
HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN