Chiều 9-6, báo cáo giải trình, tiếp thu,
chỉnh lý dự thảo Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam(sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban pháp
luật của Quốc hội Phan Trung Lý cho hay: việc MTTQVN góp ý xây dựng Đảng, giám
sát hoạt động của tổ chức Đảng, đảng viên và phản biện xã hội đối với dự thảo đường
lối, chính sách của Đảng là một chủ trương lớn của Đảng.
422 ĐBQH tán thành (chiếm 85,25%) thông
qua Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam(sửa đổi). Ảnh: LÊ PHI
Điều này, nhằm bảo đảm phát huy dân chủ,
sự tham gia góp ý của nhân dân, đã và đang được thực hiện bình thường, ổn định
trong thời gian qua theo quy định của Đảng.
“Tuy nhiên, do đây là những nội dung mới
được triển khai thực hiện theo Quy chế giám sát và phản biện xã hội của MTTQVN
và các đoàn thể chính trị - xã hội, cho nên cần có thêm thời gian để tổng kết
thực tiễn, tiếp tục hoàn thiện quy trình, thủ tục, phương thức thực hiện rồi mới
thể chế hoá trong Luật. Do đó, xin Quốc hội chưa nên luật hóa nội dung này
trong Luật”, ông Phan Trung Lý nói.
Theo ông Lý, trong thời gian qua. Ban
công tác Mặt trận không phải là một cấp nhưng là phương thức để triển khai hoạt
động gắn với Nhân dân của Mặt trận ở cấp xã, bảo đảm kịp thời, rộng rãi, hiệu
quả....Vì vậy, đề nghị Quốc hội cho chỉnh lý nội dung này trong Luật MTTQVN để
tránh cách hiểu Ban công tác Mặt trận như là một cấp trong hệ thống tổ chức của
Mặt trận.
Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật của Quốc hội
cũng cho hay, đã cho lược bỏ quy định về việc MTTQVN tham gia tố tụng để bảo đảm
tính thống nhất của hệ thống pháp luật.
“Còn vai trò của MTTQVN trong việc cử đại
diện tham gia Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia, Hội đồng tuyển chọn
Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao; lựa chọn, giới thiệu người đủ điều
kiện, tiêu chuẩn để Hội đồng nhân dân bầu làm Hội thẩm nhân dân; cử bào chữa
viên nhân dân…đã được thể hiện đầy đủ tại Điều 20 của dự luật”, Chủ nhiệm Lý nhấn
mạnh.
Đầu giờ chiều, các ĐBQH đã biểu quyết
thông qua luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam(sửa đổi).
LÊ PHI
Theo
Pháp luật TP.HCM
4,098
HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN