
Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ
tiếp tục tổ chức các hội thảo, ghi nhận và tổng hợp những ý kiến đóng
góp của các địa phương về dự thảo các Nghị định hướng dẫn chi tiết việc
thi hành Luật Đất đai 2013. Ảnh: VGP/Thanh Thủy
Ông Lê Viết Hưng, Giám
đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai, cho rằng theo dự thảo Nghị định
về giá đất, mặc dù giá đất bồi thường cho người dân sẽ sát với giá thị trường
nhưng do sự biến động về giá của thị trường thì mức độ chênh lệch vẫn nằm ở mức
từ 20-30%.
Cụ thể, tỉnh Đồng
Nai hiện nay đang tính giá bồi thường theo bảng giá đất được thẩm định gần với
giá thị trường. Tuy nhiên, theo ông Hưng, công tác thẩm định hiện nay mất rất
nhiều thời gian và mức độ chính xác cũng chưa đạt yêu cầu.
Liên quan đến việc
hỗ trợ cho người có đất bị thu hồi, ông Nguyễn Văn Hồng,
Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TPHCM, cho rằng quy định
hiện hành chưa quan tâm nhiều đến đời sống người dân sau khi bị thu
hồi đất. Chính sách bồi thường cũng chưa tính đúng, tính đủ các thiệt hại
của người dân khi Nhà nước trưng dụng đất nông nghiệp của họ.
Hiện nay, tại TPHCM, khi
điều tra về đời sống của người dân sau bồi thường thì có tới 40%
không có công ăn việc làm. Ông Nguyễn Văn Hồng cho rằng, Nghị định cần quy
định chính sách cho các đối tượng này để đảm bảo cuộc sống thật sự ổn định cho
người dân. Tuy nhiên, cần có thời hạn nhất định và theo ông Hồng đề xuất chỉ
giải quyết trong thời hạn 3 năm.
Cân nhắc mức bồi
thường, hỗ trợ
Theo Tổng cục Quản
lý đất đai, Nghị định lần này quan trọng nhất là giải quyết hai vấn đề: Hỗ
trợ ổn định sản xuất và hỗ trợ giải quyết việc làm. Giải quyết được hai vấn đề
này sẽ tháo gỡ được những vướng mắc trong công tác bồi thường.

Ảnh
minh họa
Điều 10, dự thảo
Nghị định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất đưa
ra hai phương án hỗ trợ, đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm đối với
hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp bị thu hồi đất.
Theo đó, phương án 1
là sau khi được nhận tiền bồi thường, các hộ gia đình, cá nhân
(trong độ tuổi lao động) sẽ được hỗ trợ đào tạo chuyển đổi
và tìm kiếm việc làm. Còn phương án 2 sẽ thực hiện tương tự như phương án
1 nhưng khác biệt ở đối tượng hỗ trợ và mức giá tính hỗ trợ.
Cụ thể là áp
dụng thực hiện hỗ trợ đối với toàn bộ diện tích đất nông nghiệp thu
hồi (thay vì chỉ hỗ trợ những đối tượng trong độ tuổi lao động của hộ gia đình,
cá nhân của phương án 1). Đồng thời, quy định mức giá tính hỗ trợ sẽ không quá
4 lần mức giá đất cùng loại trong bảng giá đất của Nhà nước đối với hai đô thị
đặc biệt là TPHCM và Hà Nội; không quá 3 lần với các tỉnh, thành phố còn lại.
Thực tế những người trực
tiếp sản xuất nông nghiệp sẽ không muốn thay đổi chỗ ở, công ăn việc làm và cả
tập quán sinh hoạt. Vì vậy, việc đền bù ở mức giá cao hơn không chỉ hỗ trợ cho
họ ổn định cuộc sống mới mà còn bù đắp những thiệt thòi từ việc thay đổi. Vì
vậy, nếu chỉ tính hỗ trợ giải quyết việc làm cho những người trong độ tuổi lao
động thì sẽ không thỏa đáng với những người trên tuổi hoặc chưa đến độ tuổi lao
động.
Thứ trưởng
Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Mạnh Hiển cho biết, Bộ sẽ ghi
nhận và tổng hợp những ý kiến đóng góp của các địa phương tại
hội thảo về tính giá đất cụ thể, suất tái định cư tối
thiểu, giao đất, cấp giấy chứng nhận… để ngày 15/4 tới đây sẽ trình
các dự thảo để Chính phủ xem xét thông qua.
Thanh Thủy
Theo chinhphu.vn
3,116
HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN