Chúng tôi, Bộ trưởng Thương Mại của Úc, Brunei, Darussalam, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Mỹ, và Việt Nam trân trọng tuyên bố chúng tôi đã ký kết thành công Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Sau hơn năm năm đàm phán căng thẳng, chúng tôi đã đạt được một Hiệp định nhằm hỗ trợ việc làm, thúc đẩy tăng trưởng bền vững, phát triển toàn diện, và đổi mới trên toàn khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Quan trọng hơn hết, Hiệp định đã đạt được kỳ vọng của chúng tôi về một thỏa thuận có tính tham vọng, toàn diện, có tiêu chuẩn cao, và cân bằng nhằm đem lại lợi ích cho công dân của các nước tham gia.
TPP
đặt ra những tiêu chuẩn cao cho gần 40% nền kinh tế toàn cầu. Ngoài tự do hóa
thương mại và đầu tư giữa các nước tham gia, Hiệp định cũng đề cập đến những
vấn đề mà các nhà đầu tư phải đối mặt trong thế kỷ 21, có xét đến sự khác biệt
về mức độ phát triển của các nước. Chúng tôi kỳ vọng Hiệp định mang tính
lịch sử này sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, hỗ trợ tạo ra việc làm thu nhập
cao; tăng cường đổi mới, năng suất, và sức cạnh tranh; nâng cao mức sống; giảm
đói nghèo ở các nước tham gia; đồng thời thúc đẩy quản lý hiệu quả, minh bạch,
bảo vệ người lao động, và bảo vệ môi trường.
Nhằm
chính thức hóa thỏa thuận, các bên đàm phán sẽ tiếp tục chuẩn bị cho việc công
bố văn bản hoàn chỉnh, bao gồm các đánh giá pháp lý, bản dịch, bản thảo, và văn
bản thẩm tra. Chúng tôi mong muốn được làm việc với các nhà đầu tư về các
nội dung cụ thể của Hiệp định này và thực hiện các tiến trình trong nước để đưa
Hiệp định vào áp dụng.
Kể từ ngày có hiệu lực của Hiệp định này, bất kỳ một quốc gia hoặc lãnh thổ hải quan riêng biệt nào đều có thể gia nhập vào Hiệp định này, theo các điều khoản và điều kiện được thống nhất giữa các Bên ...
Bộ trưởng Tái thiết và Kinh tế Nhật Bản Toshimitsu Motegi cho biết thỏa thuận TPP-11 đã được thông qua là một bước quan trọng để chờ sự quay lại của Mỹ.
Bên lề Hội nghị Bộ trưởng phụ trách thương mại (MRT) của Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) ngày 21.5 tại Hà Nội, các bộ trưởng và thứ trưởng (thay mặt bộ trưởng) của các nước Australia ...
Đại diện Ngân hàng Thế giới (WB) tin tưởng vào tác động tích cực của hiệp định này với Việt Nam, đồng thời hoan nghênh việc các nước tiếp tục bàn thảo về tương lai TPP tuần tới.
Những thỏa thuận thương mại hiện đại như TPP bao hàm rất nhiều thứ ở bên ngoài phạm trù thương mại. Chúng đã trở thành một trong những con đường chính để điều hành kinh tế toàn cầu.
Các lãnh đạo chủ chốt của Quốc hội Mỹ hôm 16-4 đã nhất trí trao cho Tổng thống Obama quyền đặc biệt để hoàn thành đàm phán hiệp định hợp tác thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Liệu TPP có về đích vào năm nay không? Tính ra thì đã năm năm đàm phán, các mốc thời hạn đặt ra lần lượt trôi qua, và năm 2015 được cho là cơ hội cuối cùng.
“Ngay từ lúc này doanh nghiệp (DN) cần xem xét tìm kiếm nguồn cung trong các nước tham gia TPP (Hiệp định Thương mại đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương) để có thể hưởng ưu đãi khi TPP chính thức được ký kết”.
Kể từ ngày có hiệu lực của Hiệp định này, bất kỳ một quốc gia hoặc lãnh thổ hải quan riêng biệt nào đều có thể gia nhập vào Hiệp định này, theo các điều khoản và điều kiện được thống nhất giữa các Bên của Hiệp định với quốc gia hoặc lãnh thổ hải quan riêng biệt đó.
Bộ trưởng Tái thiết và Kinh tế Nhật Bản Toshimitsu Motegi cho biết thỏa thuận TPP-11 đã được thông qua là một bước quan trọng để chờ sự quay lại của Mỹ.
Bên lề Hội nghị Bộ trưởng phụ trách thương mại (MRT) của Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) ngày 21.5 tại Hà Nội, các bộ trưởng và thứ trưởng (thay mặt bộ trưởng) của các nước Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Peru, Singapore và Việt Nam đã nhóm họp để thảo luận về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Đại diện Ngân hàng Thế giới (WB) tin tưởng vào tác động tích cực của hiệp định này với Việt Nam, đồng thời hoan nghênh việc các nước tiếp tục bàn thảo về tương lai TPP tuần tới.