(i) Lợi ích thuế quan (đối với thương mại hàng hóa): Lợi ích này được suy đoán là sẽ có được khi hàng hóa Việt Nam
được tiếp cận các thị trường này với mức thuế quan thấp hoặc bằng 0. Như vậy
lợi ích này chỉ thực tế nếu hàng hóa Việt Nam đang phải chịu mức thuế quan
cao ở các thị trường này và thuế quan là vấn đề duy nhất cản trở sức cạnh
tranh của hàng hóa Việt Nam trên các thị trường này. Là một nền kinh tế định hướng xuất khẩu, việc chúng ta có thể
tiếp cận các thị trường lớn như Hoa Kỳ với mức thuế suất bằng 0 hoặc thấp như
vậy sẽ mang lại một lợi thế cạnh tranh vô cùng lớn và một triển vọng hết sức
sáng sủa cho nhiều ngành hàng của chúng ta, kéo theo đó là lợi ích cho một bộ
phận lớn người lao động hoạt động trong các lĩnh vực phục vụ xuất khẩu. Lợi
ích này không chỉ dừng lại ở những nhóm mặt hàng mà Việt Nam đang có thế mạnh
xuất khẩu (ví dụ như dệt may, giầy dép…), nó còn là động lực để nhiều nhóm
mặt hàng khác hiện chưa có kim ngạch đáng kể có điều kiện để gia tăng sức
cạnh tranh. Nói một cách khác, lợi thế này không chỉ nhìn từ góc độ hiện tại
mà còn được nhìn thấy ở cả tiềm năng trong tương lai. Tuy nhiên, lợi ích này cần được đánh giá một cách chừng mực
hơn, đặc biệt khi quyết định đánh đổi quyền tiếp cận thị trường Việt Nam của
hàng hóa nước ngoài để có được những lợi ích này. Cụ thể: + Thực tế, cơ hội tăng mạnh xuất khẩu không phải cho tất cả
khi mà ví dụ đối với Hoa Kỳ, hàng thủy sản chưa chế biến hay đồ gỗ (hai lĩnh
vực xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang thị trường này) thực tế đã đang được
hưởng mức thuế suất gần bằng 0, vì vậy có TPP hay không cũng không quan
trọng. Cũng như vậy, dù rằng tương lai không hẳn chắc chắn nhưng một số mặt
hàng có thể được Hoa Kỳ xem xét cho hưởng GSP “miễn phí” nếu chúng ta có nỗ
lực vận động tốt mà không cần TPP với những cái giá phải trả có thể lớn (bằng
việc mở cửa thị trường nội địa cũng như những ràng buộc khác). Đối với các
ngành thuộc nhóm này, lợi ích thuế quan là không đáng kể (hoặc không có).
Tình trạng tương tự với một số thị trường khác (ví dụ Úc, New Zealand, Peru
hiện đã áp dụng mức thuế 0% cho các sản phẩm thủy sản như cá, tôm, cua… của
Việt Nam); + Đối với những mặt hàng khác, trong khi cơ hội tăng xuất khẩu
với giá cạnh tranh là có thật và rất lớn (ví dụ dệt may, da giầy), những rào
cản dưới dạng quy định kỹ thuật, vệ sinh dịch tễ hay kiện phòng vệ thương mại
với quy chế nền kinh tế phi thị trường mà Hoa Kỳ thực hiện rất có thể sẽ vô
hiệu hóa lợi ích từ việc giảm thuế quan. Cũng như vậy những điều kiện ngặt
nghèo về lao động, về xuất xứ nguyên liệu cũng có thể khiến hàng hóa Việt Nam
không tận dụng được lợi ích từ việc giảm thuế trong TPP. Nói một cách khác, những lợi ích về thuế quan trên thị trường
nước đối tác TPP (đặc biệt là Hoa Kỳ) chỉ thực sự đầy đủ khi xem xét tất cả
các yếu tố. Và nếu bất kỳ yếu tố nào trong số những rào cản đối với hàng xuất
khẩu không được cải thiện thì lợi ích thuế quan từ TPP sẽ bị giảm sút, thậm
chí nếu những rào cản này bị lạm dụng, lợi ích từ thuế quan có thể bị vô hiệu
hóa hoàn toàn. Phương án đàm phán về thuế quan vì vậy cần phải lưu ý đến tất
cả những yếu tố này. | (i) Lợi ích từ việc giảm thuế hàng nhập khẩu từ các nước TPP: Người tiêu dùng và các ngành sản xuất sử dụng nguyên liệu nhập
khẩu từ các nước này làm nguyên liệu đầu vào sẽ được hưởng lợi từ hàng hóa,
nguyên liệu giá rẻ, giúp giảm chi phí sinh hoạt và sản xuất, từ đó có thể
giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của những ngành này; |
(iii) Lợi ích đến từ những thay đổi thể chế hay cải cách để đáp
ứng những đòi hỏi chung của TPP: TPP dự kiến sẽ bao trùm cả những cam kết về những vấn đề xuyên
suốt như sự hài hòa giữa các quy định pháp luật, tính cạnh tranh, vấn đề hỗ
trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, chuỗi cung ứng, hỗ trợ phát triển…
Đây là những lợi ích lâu dài và xuyên suốt các khía cạnh của đời sống kinh tế
- xã hội, đặc biệt có ý nghĩa đối với nhóm doanh nghiệp chiếm tỷ trọng lớn
nhất (doanh nghiệp nhỏ và vừa) và do đó là rất đáng kể; |
(ii) Lợi ích tiếp cận thị trường
(đối với thương mại dịch vụ và đầu tư) Về lý thuyết Việt Nam sẽ được tiếp cận thị trường dịch vụ của
các nước đối tác thuận lợi hơn, với ít các rào cản và điều kiện hơn. Tuy vậy
trên thực tế dịch vụ của Việt Nam hầu như chưa có đầu tư đáng kể ở nước ngoài
do năng lực cung cấp dịch vụ của các doanh nghiệp Việt Nam còn yếu kém. Trong
tương lai, tình hình này có thể thay đổi đôi chút (với những nỗ lực trong
việc xuất khẩu phần mềm, đầu tư viễn thông hay một số lĩnh vực dịch vụ khác) tuy
nhiên khả năng này tương đối nhỏ. Ngoài ra, với hiện trạng mở cửa tương đối rộng về dịch vụ của
các đối tác quan trọng trong TPP như hiện nay, lợi ích này có thể không có ý
nghĩa (bởi có hay không có TPP thì thị trường dịch vụ của họ cũng đã mở sẵn rồi).
Đây cũng chính là lý do nhiều ý kiến cho rằng các nước phát triển sẽ được lợi
về dịch vụ trong TPP trong khi những nước như Việt Nam hầu như không hưởng lợi
gì từ việc này. | (v) Lợi ích đến từ việc thực thi các tiêu chuẩn về lao động, môi
trường:Mặc dù về cơ bản những yêu
cầu cao về vấn đề này có thể gây khó khăn cho Việt Nam (đặc biệt là chi phí
tổ chức thực hiện của Nhà nước và chi phí tuân thủ của doanh nghiệp) nhưng
xét một cách kỹ lưỡng một số tiêu chuẩn trong đó (ví dụ về môi trường) sẽ là
cơ hội tốt để Việt Nam làm tốt hơn vấn đề bảo vệ môi trường (đặc biệt trong
đầu tư từ các nước đối tác TPP) và bảo vệ người lao động nội địa. |