Chính sách ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước về phát triển đường sắt
Căn cứ tại Điều 5 Luật Đường sắt 2025 quy định chính sách ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước về phát triển đường sắt như sau:
- Ưu tiên phân bổ ngân sách để đầu tư phát triển, nâng cấp, bảo trì, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, đường sắt địa phương, phát triển công nghiệp đường sắt và đào tạo nguồn nhân lực để bảo đảm giao thông vận tải đường sắt đóng vai trò chủ đạo trong hệ thống giao thông vận tải cả nước, phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh.
- Huy động nguồn lực của địa phương tham gia bồi thường, hỗ trợ tái định cư, đầu tư xây dựng một số hạng mục thuộc kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia trong phạm vi địa phương có dự án đường sắt đi qua.
- Ưu tiên dành quỹ đất để phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt, công trình công nghiệp đường sắt trong quá trình quy hoạch sử dụng đất.
- Kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt phục vụ cho hoạt động vận tải đường sắt; kinh doanh vận tải đường sắt; công nghiệp đường sắt và đào tạo nguồn nhân lực đường sắt là các ngành, nghề ưu đãi đầu tư.
- Tổ chức tham gia kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt được sử dụng dải tần số vô tuyến điện dành riêng cho công tác điều hành giao thông vận tải đường sắt và hệ thống cấp điện sức kéo phục vụ chạy tàu.
- Tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động kinh doanh đường sắt được hưởng ưu đãi, hỗ trợ.
- Doanh nghiệp tham gia đầu tư, phát triển công nghiệp đường sắt, kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt được hưởng ưu đãi về thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Khuyến khích, hỗ trợ, tạo điều kiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài đầu ầu tư, kinh doanh kết cấu hạ tầng dường sắt và kinh doanh vận tải đường sắt; kết nối đường sắt với các phương thức vận tải khác; phát triển công nghiệp đường sắt, nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển giao công nghệ, chuyển đổi số và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực.
Xem chi tiết tại Luật Đường sắt 2025 có hiệu lực từ ngày 01/01/2026.
24