Quy định mới về dịch vụ sự nghiệp công không sử dụng ngân sách nhà nước

Ngày 22/5/2025, Chính phủ ban hành Nghị định 111/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 60/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.

Huỳnh Anh
Huỳnh Anh

Dịch vụ sự nghiệp công không sử dụng ngân sách nhà nước

Quy định về dịch vụ sự nghiệp công không sử dụng ngân sách nhà nước được quy định tại Điều 6 Nghị định 60/2021 (được sửa đổi tại khoản 4 Điều 1 Nghị định 111/2025), cụ thể như sau:

(1) Dịch vụ sự nghiệp công không sử dụng ngân sách nhà nước gồm:

- Dịch vụ không thuộc danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước quy định tại Điều 4 Nghị định 60/2021;

- Dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công cung cấp từ hoạt động sản xuất kinh doanh, liên doanh liên kết phù hợp với lĩnh vực chuyên môn của đơn vị để đáp ứng nhu cầu của xã hội theo quy định của pháp luật có liên quan.

(2) Đơn vị sự nghiệp công được tự chủ sử dụng tài sản và các nguồn lực ở đơn vị để cung cấp dịch vụ sự nghiệp công không sử dụng ngân sách nhà nước, phù hợp với lĩnh vực chuyên môn được cấp có thẩm quyền giao theo nguyên tắc:

- Thực hiện theo đúng quy định của pháp luật;

- Được quyết định giá dịch vụ theo cơ chế thị trường, bảo đảm bù đắp chi phí và có tích lũy hợp lý. Trường hợp dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá thì thực hiện theo mức giá cụ thể do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định; trường hợp cơ quan nhà nước quy định giá tối đa, thì đơn vị được quyết định mức giá cụ thể không cao hơn mức giá tối đa; trường hợp cơ quan nhà nước quy định mức giá tối thiểu, thì đơn vị được quyết định mức giá cụ thể không thấp hơn mức giá tối thiểu; trường hợp cơ quan nhà nước quy định khung giá thì đơn vị được quyết định mức giá cụ thể trong phạm vi khung giá do nhà nước quy định. Việc quyết định mức giá cụ thể phải phù hợp với căn cứ, nguyên tắc, phương pháp định giá hàng hóa, dịch vụ theo quy định pháp luật về giá.

(3) Đơn vị sự nghiệp công được tự chủ quyết định các khoản chi để cung cấp dịch vụ sự nghiệp công đảm bảo tính hợp lý, hợp lệ và phải quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ; phải tổ chức công tác kế toán theo đúng quy định của pháp luật về kế toán; mở sổ sách kế toán, sử dụng, quản lý chứng từ, tổ chức hạch toán, theo dõi riêng đảm bảo ghi nhận đầy đủ, chính xác doanh thu và phân bổ đầy đủ, chính xác chi phí đối với từng hoạt động; phải đăng ký, kê khai, nộp đủ thuế và các khoản thu ngân sách khác (nếu có) theo quy định của pháp luật; thực hiện chế độ kiểm toán nội bộ đầy đủ, định kỳ; thực hiện chế độ báo cáo tài chính đúng, kịp thời với các cơ quan quản lý cấp trên và các cơ quan có liên quan theo quy định. Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công chịu trách nhiệm về hiệu quả quản lý, sử dụng tài sản công, đất đai được Nhà nước giao quản lý, sử dụng; nguồn tài chính tại đơn vị theo quy định của pháp luật.

(4) Trường hợp hoạt động dịch vụ sự nghiệp công không sử dụng ngân sách nhà nước có chênh lệch thu nhỏ hơn chi, đơn vị phải tính toán bù đắp khoản thiếu hụt bằng các nguồn kinh phí hợp pháp của đơn vị, ngân sách nhà nước không cấp bù.

(5) Trường hợp phát sinh chi phí chung đối với các đơn vị sự nghiệp công lập có nhiều hoạt động (cung cấp dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước và dịch vụ sự nghiệp công không sử dụng ngân sách nhà nước) không thể tách riêng chi phí: Đơn vị thực hiện phân bổ chi phí theo từng hoạt động theo tiêu thức phù hợp như doanh thu, chi phí, số lượng, khối lượng, thời gian và các tiêu thức khác phù hợp với ngành, lĩnh vực và quy định của pháp luật liên quan. Đối với việc phân bổ chi phí khấu hao tài sản cố định thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định.

Nghị định 111/2025/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 07/7/2025 (Áp dụng kể từ năm ngân sách 2025).

228

tin noi bat

Xem nhiều nhất

Tin mới
Các tin khác