Quy định về xếp lương đối với các ngạch pháp chế viên
Quy định áp dụng đối với công chức giữ các ngạch: Pháp chế viên cao cấp; Pháp chế viên chính; Pháp chế viên;
Các công chức này này đang công tác tại: Các bộ, cơ quan ngang bộ (gồm cả cục và đơn vị tương đương); Cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh; Các cơ quan, tổ chức có liên quan đến công tác pháp chế trong bộ máy hành chính nhà nước.
Xếp lương đối với các ngạch pháp chế viên được quy định tại Điều 8 Thông tư 03/2025, cụ thể như sau:
- Công chức các ngạch pháp chế viên được áp dụng Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức trong cơ quan Nhà nước (Bảng 2) ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 (được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định 76/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2009; Nghị định 14/2012/NĐ-CP ngày 07 tháng 3 năm 2012; Nghị định 17/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 02 năm 2013; Nghị định 117/2016/NÐ-CP ngày 21 tháng 7 năm 2016) như sau:
+ Ngạch pháp chế viên áp dụng bảng lương công chức loại A1;
+ Ngạch pháp chế viên chính áp dụng bảng lương công chức loại A2, nhóm A2.1;
+ Ngạch pháp chế viên cao cấp áp dụng bảng lương công chức loại A3, nhóm A3.1.
- Việc chuyển xếp lương khi nâng ngạch, chuyển ngạch được thực hiện theo quy định tại Thông tư 02/2007/TT-BNV ngày 25 tháng 5 năm 2007.
Tiêu chuẩn chung các ngạch pháp chế viên
- Là công dân Việt Nam, trung thành với Tổ quốc, có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, công minh, khách quan.
- Công chức được bổ nhiệm vào các ngạch pháp chế viên, nâng ngạch, chuyển ngạch phải đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức và quy định tại Thông tư 03/2025.
Xem chi tiết tại Thông tư 03/2025/TT-BTP có hiệu lực từ ngày 15/5/2025.
22