Quy định kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa và xử lý văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Công Thương
Theo đó, quy định kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa và xử lý văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Công Thương như sau:
- Vụ Pháp chế chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tham mưu, giúp Bộ trưởng kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật thuộc trách nhiệm, thẩm quyền kiểm tra của Bộ trưởng, đôn đốc, chỉ đạo công tác kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật ở Bộ Công Thương; đôn đốc, phối hợp, hướng dẫn, tổng hợp kết quả rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật chung của Bộ Công Thương.
- Vụ Pháp chế xây dựng và trình Bộ trưởng ban hành kế hoạch kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật hằng năm trước ngày 01 tháng 01 của năm kế hoạch; xây dựng báo cáo hằng năm về công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa và xử lý văn bản quy phạm pháp luật trình Bộ trưởng gửi Bộ Tư pháp tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
- Các đơn vị thuộc Bộ có trách nhiệm giúp Bộ trưởng thực hiện rà soát, hệ thống hóa văn bản thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của Bộ Công Thương quy định tại khoản 2 Điều 64 của Luật điều chỉnh những nội dung thuộc lĩnh vực phụ trách của đơn vị mình; xây dựng và trình Bộ trưởng để ban hành hoặc trình Thủ tướng Chính phủ ban hành kế hoạch rà soát văn bản quy phạm pháp luật theo chuyên đề, lĩnh vực, địa bàn theo quy định tại Điều 46 Nghị định 79/2025/NĐ-CP .
- Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật hoặc văn bản quy định tại khoản 4 Điều 63 của Luật do Bộ trưởng ban hành bị cơ quan có thẩm quyền phát hiện có dấu hiệu trái pháp luật, đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật đó có trách nhiệm rà soát, giải trình cụ thể và báo cáo Bộ trưởng xem xét, quyết định.
- Việc kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa và xử lý văn bản quy phạm pháp luật thực hiện theo quy định tại Điều 63, 64 của Luật và Nghị định 79/2025/NĐ-CP .
Thông tư 21/2025/TT-BCT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30/4/2025 thay thế Thông tư 47/2023/TT-BCT .
13