Tổng hợp nhiệm vụ của Chủ tịch UBND cấp xã tại 28 Nghị định về phân cấp phân quyền khi tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp

Vừa qua, Chính phủ ban hành 28 Nghị định về phân cấp phân quyền khi tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp. Theo đó quy định nhiều nhiệm vụ của Chủ tịch UBND cấp xã từ 01/7/2025.

Tổng hợp nhiệm vụ của Chủ tịch UBND cấp xã

Tổng hợp nhiệm vụ của Chủ tịch UBND cấp xã (Hình từ Internet)

Tổng hợp nhiệm vụ của Chủ tịch UBND cấp xã tại 28 Nghị định về phân cấp phân quyền khi tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp

Nhiệm vụ, quyền hạn được phân định thẩm quyền, phân cấp, phân quyền theo quy định tại các Nghị định của Chính phủ Ngoài các nhiệm vụ quy định tại Điều 22 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã còn thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ phân định thẩm quyền, phân cấp, phân quyền tại các Văn bản pháp luật khác, trong đó có 28 Nghị định của Chính phủ quy định về phân định thẩm quyền, phân cấp, phân quyền thẩm. Một số nội dung cơ bản, trọng tâm về nhiệm vụ, thẩm quyền được phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tại 28 Nghị định của Chính phủ tập trung vào một số lĩnh vực như sau:

(1) Lĩnh vực Tài chính

Nghị định 125/2025/NĐ-CP quy định Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện (trước đây) gồm:

- Quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia (Điều 5);

- Đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư dự án đầu tư có sử dụng đất (Điều 10);

- Quyết định sử dụng đất có thời hạn (Khoản 3 Điều 12);

- Quyết định xác lập và phê duyệt phương án xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân (khoản 1, khoản 3, điểm b khoản 5, điểm b khoản 6, khoản 9 Điều 20);

- Quyết định thành lập Hội đồng tư vấn thuế xã, phường (Điều 23);

- Quyết định cưỡng chế đối với các quyết định hành chính về quản lý thuế do mình ban hành (Điều 24);

- Thành lập Hội đồng định giá tài sản khi cưỡng chế bằng biện pháp kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên (Điều 28);

- Tín dụng đối với người nghèo và đối tượng chính sách khác (khoản 2 Điều 42).

(2) Lĩnh vực Nông nghiệp và Môi trường

 Nghị định 131/2025/NĐ-CPNghị định 136/2025/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã gồm:

- Chăn nuôi, thú y (Điều 7 Nghị định 131/2025/NĐ-CP);

- Thủy sản và kiểm ngư (Điều 8 Nghị định 131/2025/NĐ-CP);

- Lâm nghiệp và kiểm lâm (Điều 13 Nghị định 131/2025/NĐ-CP; Điều 22 Nghị định 136/NĐ-CP);

- Thủy lợi (Điều 17 Nghị định 131/2025/NĐ-CP);

- Đê điều và phòng chống thiên tai (Điều 19 Nghị định 131/2025/NĐ-CP);

- Tài nguyên nước (Điều 23 Nghị định 131/2025/NĐ-CP);

- Môi trường (Điều 29 Nghị định 131/2025/NĐ-CP);

- Bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học (Điều 32 Nghị định 131/2025/ NĐ-CP);

- Biển và hải đảo (Điều 35 Nghị định 131/2025/ NĐ-CP);

- Kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn (Điều 40 Nghị định 131/2025/NĐ-CP);

- Nông thôn mới và giảm nghèo (Điều 45 Nghị định 131/2025/NĐ-CP).

(3) Lĩnh vực Đất đai:

Nghị định 151/2025/NĐ-CP quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã gồm:

- Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện theo quy định của Luật Đất đai (khoản 1, khoản 2, khoản 4, khoản 5 Điều 5);

- Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (khoản 2, khoản 3 Điều 10);

- Thực hiện trách nhiệm trong quản lý nhà nước về đất đai (Điều 15).

(4) Lĩnh vực Xây dựng

Nghị định 140/2025/NĐ-CP quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã liên quan đến:

- Phát triển, quản lý nhà ở (khoản 6, khoản 8 Điều 9);

- Nhà ở xã hội (khoản 8 Điều 14);

- Giải quyết khiếu nại, giải quyết tranh chấp về nhà ở (khoản 1 Điều 15).

(5) Lĩnh vực Nội vụ

Nghị định 128/2025/NĐ-CPNghị định 129/2025/NĐ-CP quy định nhiệm vụ, quyền hạn; đồng thời, quy định trình tự, thủ tục trong lĩnh vực nội vụ có liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã trong các lĩnh vực:

(i) Lĩnh vực Người có công:

- Chi mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng tại điểm b khoản 3 Điều 5 Nghị định 128/2025/NĐ-CP;

- Cấp các loại giấy chứng nhận (hy sinh/ bị thương) đối với người hy sinh/ bị thương thuộc cơ quan cấp xã và các trường hợp khác (điểm b khoản 2 Điều 4, khoản 2 Điều 12 Nghị định 129/2025/NĐ-CP); xác nhận đối với các liệt sĩ được ghi nhận trong nhà bia thuộc địa bàn quản lý để lập hồ sơ công nhận liệt sĩ (Điều 18 Nghị định 129/2025/NĐ-CP).

(ii) Lĩnh vực việc làm, an toàn lao động:

- Xác nhận hỏa hoạn, lũ lụt, động đất, sóng thần, địch họa, dịch bệnh làm thiệt hại một phần hoặc toàn bộ cơ sở vật chất, thiết bị, máy móc, nhà xưởng để làm cơ sở thực hiện hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động (Điều 53 Nghị định 129/2025/NĐ-CP).

(iii) Lĩnh vực phi chính phủ:

- Quyết định công nhận ban vận động thành lập hội hoạt động trong phạm vi xã (Điều 55 Nghị định 129/2025/NĐ-CP);

- Công nhận ban vận động thành lập hội; cho phép thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, đổi tên, phê duyệt điều lệ; đình chỉ hoạt động có thời hạn, cho phép hoạt động trở lại đối với hội hoạt động trong phạm vi xã (Điều 56 Nghị định 129/2025/NĐ-CP); quản lý nhà nước về quỹ (khoản 7 Điều 58 Nghị định 129/2025/NĐ-CP).

(iv) Lĩnh vực thi đua, khen thưởng:

- Quyết định danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng (Điều 59 Nghị định 129/2025/NĐ-CP);

- Tổ chức lễ tang khi Bà mẹ Việt Nam Anh hùng từ trần (Điều 60 Nghị định 129/2025/NĐ-CP); Thẩm định hồ sơ đề nghị xét tặng, truy tặng “Huy chương Thanh niên xung phong vẻ vang” trên địa bàn (Điều 62 Nghị định 129/2025/NĐ-CP).

- Để tiếp tục phân định thẩm quyền, phân cấp cho chính quyền địa phương, Bộ trưởng Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư 09/2025/TT-BNV quy định một số nhiệm vụ, quyền hạn và điều chỉ nh trì nh tự, thủ tục có liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã về khen thưởng cá nhân, tập thể chuyên trách công tác đảng, đoàn thể thuộc cấp xã (Điều 4).

(v) Lĩnh vực Lao động:

- Xử lý cuộc đình công không đúng trình tự, thủ tục của Bộ Luật Lao động (Điều 70 Nghị định 129/2025/NĐ-CP);

- Xem xét đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định ngừng đình công, báo cáo kết quả thực hiện ngừng đình công (Điều 78 Nghị định 129/2025/NĐ-CP).

(6) Lĩnh vực Tư pháp

Nghị định 120/2025/NĐ-CP quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã trong các lĩnh vực nuôi con nuôi và chứng thực, cụ thể:

- Xác nhận công dân Việt Nam thường trú ở khu vực biên giới đủ điều kiện nhận trẻ em của nước láng giềng cư trú ở khu vực biên giới làm con nuôi (Điều 12);

- Thực hiện các hoạt động chứng thực, dịch thuật (Điều 13, Điều 15).

(7) Lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo

Nghị định 142/2025/NĐ-CP quy định nhiệm vụ, quyền hạn; đồng thời, điều chỉnh một số trình tự, thủ tục trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo có liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã trong các lĩnh vực:

- Giáo dục mầm non (khoản 1 Điều 4; khoản 1 Điều 5; khoản 2 Điều 6);

- Giáo dục phổ thông (khoản 1 Điều 8; Khoản 1 Điều 9; khoản 1 Điều 10; Điều 11; Điều 12);

- Giáo dục thường xuyên (khoản 1 Điều 14); Trường chuyên biệt (khoản 2 Điều 18; khoản 1 Điều 19; khoản 2 Điều 22).

Ngoài ra, Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác trong lĩnh vực giáo dục như:

- Bồi hoàn học bổng, chi phí đào tạo đối với người học cử tuyển vi phạm quy định (Điều 34);

- Thành lập Hội đồng cấp cơ sở xét tặng danh hiệu “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú” (Điều 37);

- Thực hiện các trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục (Điều 42).

(8) Lĩnh vực Văn hóa, Thể thao và Du lịch:

Nghị định 137/2025/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã trong lĩnh vực văn hóa, gia đình như sau:

- Thành lập Hội đồng xác định mức độ hỗ trợ thiệt hại cho cá nhân tham gia phòng, chống bạo lực gia đình (Điều 9).

(9) Lĩnh vực Dân tộc, Tôn giáo:

Nghị định 124/2025/NĐ-CP quy định nhiệm vụ, quyền hạn; đồng thời, quy định trình tự, thủ tục trong lĩnh vực dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo có liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã trong lĩnh vực dân tộc như sau: Công nhận, đưa ra khỏi danh sách và thay thế, bổ sung người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số sau khi có ý kiến thống nhất của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (Điều 12); Quyết định số lượng người có uy tín trong trường hợp thôn thành lập mới do sáp nhập các thôn (Điều 13).

(10) Lĩnh vực Thanh tra:

Nghị định 141/2025/NĐ-CP quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã trong các lĩnh vực:

- Tiếp công dân (Điều 3);

- Giải quyết khiếu nại (khoản 1 Điều 4);

- Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã và công chức, viên chức khác do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp (khoản 1 Điều 5);

- Tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác (khoản 1 Điều 6).

(11) Lĩnh vực Y tế

Nghị định 147/2025/NĐ-CP quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã và điều chỉnh trình tự, thủ tục trong các lĩnh vực như:

(i) Trong lĩnh vực bảo trợ xã hội và phòng chống tệ nạn xã hội:

- Quyết định hưởng, điều chỉnh, tạm dừng, thôi hưởng trợ cấp sinh hoạt hằng tháng, hỗ trợ chi phí mai táng đối với nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú có thu nhập thấp, hoàn cảnh khó khăn (Điều 4);

- Quyết định hưởng, điều chỉnh mức hưởng, thôi hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng, hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hằng tháng đối với đối tượng bảo trợ xã hội (Điều 5);

- Quyết định hỗ trợ chi phí mai táng (Điều 6);

- Quyết định hỗ trợ lương thực, nhu yếu phẩm thiết yếu; hỗ trợ chi phí điều trị người bị thương nặng; hỗ trợ làm nhà ở, sửa chữa nhà và hỗ trợ khẩn cấp đối với trẻ em khi cha, mẹ bị chết, mất tích do thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh hoặc các lý do bất khả kháng khác (Điều 7);

- Quyết định nhận chăm sóc, nuôi dưỡng đối với đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp tại cộng đồng (Điều 8);

- Quyết định, đề nghị tiếp nhận đối tượng vào chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội (Điều 9);

- Tổ chức thực hiện chi trả chính sách trợ giúp xã hội tại cộng đồng (Điều 10);

- Quyết định cấp, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở trợ giúp xã hội dưới 10 đối tượng có hoàn cảnh khó khăn (Điều 13);

- Thực hiện các biện pháp phòng, chống mại dâm (Điều 15).

(ii) Trong lĩnh vực trẻ em:

- Thực hiện kế hoạch hỗ trợ, can thiệp (Điều 16);

- Thành lập, cấp đăng ký hoạt động đối với cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em (Điều 17);

- Quyết định chăm sóc thay thế (Điều 18);

- Chuyển trẻ em đang được chăm sóc thay thế tại cơ sở trợ giúp xã hội đến cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế, gia đình nhận trẻ em làm con nuôi (Điều 19);

- Thực hiện các thủ tục đăng kí nhận chăm sóc, chuyển trẻ em, chấm dứt việc chăm sóc thay thế đối với trẻ em (Điều 21, Điều 22, Điều 23).

(iii) Thực hiện các biện pháp trong lĩnh vực phòng bệnh theo quy định tại khoản 1 Điều 25;

(iv) Trong lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh và thi đua khen thưởng:

- Giải quyết đối với trường hợp người bệnh tử vong là người nước ngoài mà không có thân nhân và xác định được quốc tịch (Điều 27);

- Thành lập Hội đồng cấp cơ sở tại xã, phường, đặc khu để xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc nhân dân”, “Thầy thuốc ưu tú” cho các cá nhân đã và đang công tác tại cơ sở y tế thuộc thẩm quyền quản lý (Điều 28).

Trên đây là nội dung Tổng hợp nhiệm vụ của Chủ tịch UBND cấp xã tại 28 Nghị định về phân cấp phân quyền khi tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp.

34

tin noi bat
Tin mới
Các tin khác