Xác định nơi cư trú của người không đăng ký thường trú, tạm trú
Thông thường, nơi cư trú của cá nhân được xác định là nơi thường trú hoặc tạm trú của cá nhân đó. Vậy, đối với cá nhân không đăng ký thường trú, tạm trú thì phải xác định nơi cư trú ra sao? Bài viết sau đây sẽ giải đáp vấn đề này như sau:
Xác định nơi cư trú của người không đăng ký thường trú, tạm trú (Ảnh minh họa)
Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú. Trường hợp không xác định được nơi cư trú của công dân theo quy định trên thì nơi cư trú của công dân là nơi người đó đang sinh sống và phải có xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn.
Từ ngày 01/7/2021, nơi cư trú của người không có nơi thường trú, nơi tạm trú được xác định theo Điều 19 Luật Cư trú 2020 cụ thể như sau:
- Nơi cư trú của người không có cả nơi thường trú và nơi tạm trú do không đủ điều kiện đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú là nơi ở hiện tại của người đó; trường hợp không có địa điểm chỗ ở cụ thể thì nơi ở hiện tại được xác định là đơn vị hành chính cấp xã nơi người đó đang thực tế sinh sống.
- Người không có nơi thường trú, nơi tạm trú phải khai báo thông tin về cư trú với cơ quan đăng ký cư trú tại nơi ở hiện tại và khi đủ điều kiện theo quy định thì phải làm thủ tục đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú.
Theo đó:
+ Trường hợp cá nhân không có cả nơi thường trú và nơi tạm trú do không đủ điều kiện đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú theo quy định trên chưa có thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày tiếp nhận thông tin khai báo, cơ quan đăng ký cư trú tiến hành kiểm tra, xác minh thông tin; trường hợp phức tạp thì có thể kéo dài nhưng không quá 60 ngày.
+ Trường hợp cá nhân đã có thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú thì trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận thông tin khai báo, cơ quan đăng ký cư trú tiến hành kiểm tra, xác minh thông tin.
Tin giả (fake news) là những thông tin không chính xác, chưa được kiểm chứng, sai lệch về nội dung,... gây hậu quả khôn lường. Vì vậy, khi phát hiện tin giả cần thông báo về Trung tâm xử lý tin giả Việt Nam bằng 01 trong ...
Theo quy định tại Luật Bảo hiểm y tế 2008 thì thẻ BHYT được cấp cho người tham gia BHYT và làm căn cứ để được hưởng các quyền lợi về BHYT theo quy định của pháp luật về BHYT.
Vào dịp tết, xuất hiện tình trạng một số doanh nghiệp yêu cầu NLĐ làm thêm giờ và hạn chế, cắt bỏ thời gian nghỉ của NLĐ. Tuy nhiên, hành vi này có thể bị xử phạt hành chính khi không đảm bảo thời gian làm việc và nghỉ ngơi ...
Bộ luật Hình sự 2015 ( sửa đổi, bổ sung năm 2017 ) quy định đối với người dưới 18 tuổi phạm tội chỉ được áp dụng một trong 04 hình phạt sau đây đối với mỗi tội phạm, bao gồm:
Để đảm bảo quyền lợi của người lao động, bằng việc ban hành mức lương tối thiểu vùng, Chính phủ quy định mức lương tối thiểu mà doanh nghiệp phải trả cho người lao động.
Xác định lại giới tính và chuyển đổi giới tính là các quyền nhân thân được ghi nhận tại Bộ luật Dân sự 2015 , giữa 02 quyền này có một số điểm khác biệt cơ bản sau đây:
Kết hôn "giả" để được xuất cảnh, nhập tịch nước ngoài đã không còn là chuyện hiếm hiện nay, thậm chí nhiều người còn sẵn sàng bỏ ra một số tiền lớn để kết hôn "giả". Cá nhân thực hiện hành vi này ngoài mức phạt hành chính ...