
Điểm sàn xét tuyển trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch (PNTU) năm 2025 (Hình từ internet)
Điểm sàn xét tuyển trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch (PNTU) năm 2025
Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch (PNTU) vừa công bố ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào đối với các ngành trong đợt tuyển sinh năm 2025.
Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch công bố điểm ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào từ điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông để tuyển sinh trình độ đại học năm 2025 các ngành của Trường đối với thí sinh ở khu vực 3 có mức điểm tối thiểu (không nhân hệ số) của tất cả các tổ hợp gồm 3 bài thi/môn thi, không tính điểm cộng, không phân biệt kết quả thi của thí sinh học chương trình 2006 và 2018 như sau:
Năm 2025, trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch sử dụng 2 phương thức tuyển sinh như sau:
Phương thức 1: xét tuyển dựa vào kết quả điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2025
Phương thức 2: xét tuyển thẳng (nhóm đối tượng I áp dụng theo điều 8 của quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo và nhóm đối tượng II lưu học sinh Lào và Campuchia).

Bên cạnh các tổ hợp truyền thống B00 (Toán, Hóa, Sinh), B03 (Toán, Ngữ văn, Sinh học), A00 (Toán, Lý, Hóa), thí sinh có thể dùng 2 tổ hợp có môn Tiếng Anh là A01 (Toán, Lý, Anh) và B08 (Toán, Sinh, Anh) để xét tuyển.
Tuy nhiên, trường không sử dụng kết quả miễn thi đối với môn ngoại ngữ trong kỳ thi tốt nghiệp THPT, không quy đổi các chứng chỉ quốc tế thành điểm tiếng Anh để đưa vào tổ hợp xét tuyển.
Như vậy, bài viết trên đây là thông tin về điểm sàn xét tuyển trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch (PNTU) năm 2025.
Quy định về liên kết các trường đại học thành đại học
Căn cứ Điều 5 Nghị định 99/2019/NĐ-CP quy định về liên kết các trường đại học thành đại học như sau:
- Điều kiện để các trường đại học liên kết thành đại học như sau:
+ Có ít nhất 3 trường đại học cùng loại hình công lập hoặc cùng loại hình tư thục liên kết thành đại học hoặc có ít nhất 3 trường đại học là trường đại học tư thục và trường đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận liên kết thành đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận;
+ Có dự thảo quy chế tổ chức và hoạt động của đại học do các trường đại học liên kết với nhau xây dựng, trong đó xác định mục tiêu, sứ mạng chung; các quy định về tổ chức, tài chính, tài sản; các nội dung khác (nếu có);
+ Có ý kiến chấp thuận của cơ quan quản lý trực tiếp trường đại học công lập hoặc có sự đồng thuận của các nhà đầu tư đại diện ít nhất 75% tổng số vốn góp tại mỗi trường đại học tư thục, trường đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận.
- Hồ sơ liên kết các trường đại học thành đại học bao gồm:
+ Tờ trình cùng đề nghị liên kết thành đại học của các trường đại học tham gia liên kết;
+ Nghị quyết của các hội đồng trường về việc tham gia liên kết;
+ Đề án liên kết thành đại học, trong đó nêu rõ sự cần thiết, những thay đổi về mục tiêu, sứ mạng của các trường tham gia liên kết; dự thảo quy chế tổ chức, hoạt động của đại học; các giải pháp giải quyết rủi ro khi tiến hành liên kết (nếu có).
- Quy trình xử lý hồ sơ như sau:
+ Trường đại học đại diện các trường tham gia liên kết gửi 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua bưu điện kèm theo bản mềm đến Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc qua dịch vụ công trực tuyến thuộc cổng thông tin điện tử của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
+ Trong thời hạn 45 ngày làm việc tính từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định tại Điều 5 Nghị định 99/2019/NĐ-CP, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan tổ chức thẩm định hồ sơ, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định;
+ Trường hợp hồ sơ không bảo đảm theo đúng quy định tại Điều 5 Nghị định 99/2019/NĐ-CP, trong thời hạn 10 ngày làm việc tính từ ngày nhận hồ sơ, Bộ Giáo dục và Đào tạo gửi văn bản thông báo cho các trường đại học và nêu rõ lý do.
Tùng Lâm
14
HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN