
Điểm sàn xét tuyển năm 2025 Trường Đại học Công Thương TP. HCM (dự kiến) (Hình từ Internet)
Điểm sàn xét tuyển năm 2025 Trường Đại học Công Thương TP. HCM (dự kiến)
Theo đó, mới đây Trường Đại học Công Thương TP. HCM (HUIT - Mã trường: DCT) vừa thông tin về dự kiến mức điểm sàn xét tuyển đại học hệ chính quy năm 2025 cho một số phương thức tuyển sinh, cụ thể:
(1) Điểm sàn xét tuyển từ kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025: 16 điểm
Theo dự kiến, điểm sàn đối với phương thức 1: Xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 là 16 điểm cho tất cả các ngành. Mức điểm này áp dụng cho 37 ngành đào tạo tại Trường Đại học Công Thương TP. HCM.
Điểm xét tuyển được tính bằng tổng điểm của ba môn trong tổ hợp xét tuyển (không nhân hệ số), chưa cộng điểm ưu tiên theo khu vực hoặc đối tượng.
(2) Điểm sàn xét tuyển sử dụng kết quả kỳ thi Đánh giá năng lực do ĐHQG-HCM tổ chức năm 2025: 600 điểm
Đối với phương thức 3: Xét tuyển sử dụng kết quả kỳ thi Đánh giá năng lực (ĐGNL) do ĐHQG-HCM tổ chức, điểm sàn dự kiến là 600 điểm cho các ngành.
Riêng đối với nhóm ngành Pháp luật, ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào có tổng điểm tối thiểu bằng 720 điểm, đồng thời thành phần điểm Tiếng Việt tối thiểu bằng 180 điểm và thành phần điểm Toán tối thiểu bằng 180 điểm. Việc áp dụng điều kiện riêng cho ngành Luật được lý giải là để đảm bảo năng lực ngôn ngữ và tư duy logic – những yếu tố then chốt trong chương trình đào tạo ngành này.
Lưu ý: Các mức điểm nói trên hiện chỉ mang tính chất tham khảo và chưa phải là thông báo chính thức. Ngưỡng điểm sàn chính thức sẽ được công bố sau khi Bộ GD&ĐT tạo ban hành quy định chung về đảm bảo chất lượng đầu vào trong kỳ tuyển sinh năm nay.
>>> Xem thêm: Điểm sàn xét tuyển năm 2025 Trường đại học Nguyễn Tất Thành (dự kiến)
>>> Xem thêm: Điểm sàn xét tuyển năm 2025 Trường đại học Kinh tế - Tài chính TP.HC
Quy trình chấm phúc khảo bài thi trắc nghiệm
Theo quy định tại điểm b khoản 6 Điều 37 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 24/2024/TT-BGDĐT thì quy trình chấm phúc khảo bài thi trắc nghiệm được thực hiện như sau:
- Tổ phúc khảo bài thi trắc nghiệm nạp danh sách thí sinh phúc khảo vào phần mềm chấm thi trắc nghiệm;
- Thực hiện đối chiếu từng câu trả lời đã tô trên Phiếu TLTN với hình ảnh đã quét lưu trong máy tính và kết quả nhận dạng trên máy tính, nếu phát hiện có sai lệch thì phải xác định rõ nguyên nhân và xử lý; thực hiện in kết quả chấm từ phần mềm chấm thi trước và sau khi sửa lỗi để lưu hồ sơ;
- Dữ liệu chấm phúc khảo được xuất ra từ phần mềm, ghi vào 02 đĩa CD giống nhau, được niêm phong dưới sự giám sát của Tổ Giám sát, công an và lập biên bản, có chữ ký của lãnh đạo Ban Phúc khảo; 01 đĩa gửi về Bộ GDĐT (qua Cục QLCL) để quản lý; 01 đĩa bàn giao cho Chủ tịch Hội đồng thi để cập nhật kết quả vào cơ sở dữ liệu của hệ thống phần mềm quản lý thi và lưu trữ;
Lưu ý:
- Mọi thí sinh đều có quyền được phúc khảo bài thi; thí sinh nộp đơn phúc khảo tại nơi ĐKDT.
- Nơi thí sinh ĐKDT nhận đơn phúc khảo của thí sinh trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày công bố điểm thi và chuyển dữ liệu thí sinh có đơn phúc khảo bài thi đến Hội đồng thi. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết hạn nhận đơn phúc khảo, Hội đồng thi phải công bố và thông báo kết quả phúc khảo cho thí sinh.
- Địa điểm tổ chức phúc khảo được bố trí tại khu vực bảo đảm các điều kiện theo quy định tại Điều 31 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 24/2024/TT-BGDĐT.
Trên dây là nội dung về “Điểm sàn xét tuyển năm 2025 Trường Đại học Công Thương TP. HCM (dự kiến)”
Tấn Đại
380
HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN