Tổng hợp các hãng hàng không ở Việt Nam
- Hiện tại, Việt Nam có tổng cộng 4 hãng hàng không nội địa, bao gồm:
+ Vietnam Airlines;
+ Vietjet Air;
+ Pacific Airlines;
+ Bamboo Airways;
+ Vietravel Airlines;
+ VASCO.
Các hãng hàng không này cung cấp mạng lưới đa dạng với tổng cộng 49 đường bay nội địa, kết nối nhiều sân bay quan trọng tại Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang, Sài Gòn, Đà Lạt,... và hàng loạt các điểm quốc tế.

Tổng hợp các hãng hàng không ở Việt Nam (Hình từ internet)
(1) Vietnam Airlines
Vietnam Airlines được thành lập vào năm 1956 là hãng hàng không quốc gia của Việt Nam và đã đạt tiêu chuẩn 4 sao. Hiện nay, Vietnam Airlines sở hữu các dòng máy bay hiện đại như Boeing 787, Airbus A330, Airbus A321, và Airbus A350. Mở rộng mạng lưới chuyến bay đến hầu hết các tỉnh thành trong nước, từ miền Bắc đến miền Nam, cũng như các điểm quốc tế như Bangkok, Seoul, Manila, Singapore, Tokyo, Chicago, Moscow, New York, Amsterdam…
(2) Vietjet Air
Vietjet Air là hãng hàng không được thành lập vào năm 2007 (được gọi là hãng hàng không giá rẻ). Vietjet Air mở rộng mạng lưới chuyến bay, phục vụ nhiều tỉnh thành trong nước và quốc tế. Vietjet Air sử dụng dòng máy bay hiện đại như A320 và A321, trang bị đầy đủ tiện nghi. Sau hơn 10 năm hoạt động,Vietjet Air đã giành được nhiều giải thưởng uy tín như "Hãng hàng không giá rẻ tốt nhất khu vực châu Á năm 2015", "Top 500 thương hiệu hàng đầu ở châu Á năm 2016".
(3) Jetstar Pacific Airlines
Jetstar Pacific Airlines là hãng hàng không Việt Nam được thành lập từ năm 1991. Jetstar Pacific Airlines là hãng hàng không pionner trong việc cung cấp vé máy bay giá rẻ và là thành viên của tập đoàn Vietnam Airlines. Sở hữu đội máy bay đa dạng với các dòng như Boeing B737-400, Airbus A320, Boeing 787 Dreamliner, Airbus A321 và Bombardier. Với khoảng 5000 chuyến bay cất cánh hàng tuần, Jetstar Pacific phục vụ nhiều hành khách trên các chặng bay nội địa và quốc tế tới các điểm lớn. Các hành trình nội địa của hãng bao gồm các thành phố như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Lạt, Huế, Nha Trang, Đà Nẵng, Pleiku, Quy Nhơn, Thanh Hóa, Vinh, Tuy Hòa.
Từ ngày 26/07/2020, hãng quyết định đổi tên thành Pacific Airlines, với bộ nhận diện thương hiệu mới nhất và thông điệp mới "Niềm vui cất cánh". Sự đổi mới này nhằm tạo ra trải nghiệm mới và đồng bộ với Vietnam Airlines.
(4) Bamboo Airways
Bamboo Airways là một “tân binh” trong thị trường hàng không Việt Nam, ra đời vào năm 2017, chính thức cất cánh ngày 16/01/2019, Bamboo Airways là hãng hàng không tư nhân đầu tiên tại Việt Nam cung cấp dịch vụ chất lượng cao theo mô hình hãng hàng không truyền thống (Full Service Carrier). Các điểm đến trong nước bao gồm Hải Phòng, Thanh Hóa, Quảng Ninh, Nha Trang, Quy Nhơn, và hãng dự kiến mở rộng thêm các đường bay quốc tế trong tương lai.
Khác với nhiều đối thủ cạnh tranh, Bamboo Airways không đặt trụ sở tại Nội Bài (Hà Nội) hoặc Tân Sơn Nhất (Sài Gòn), mà chọn sân bay Phù Cát (Bình Định) làm trung tâm hoạt động chính. Đội bay của Bamboo Airways bao gồm các máy bay hiện đại như Airbus A321Neo và Boeing 787-9 Dreamliner.
(5) Vietravel Airlines
Vietravel Airlines, thuộc sở hữu của Tập đoàn Du lịch Vietravel, được thành lập vào tháng 2 năm 2019 và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 25/1/2021. Đây là hãng hàng không thương mại thứ năm tại Việt Nam. Không giống các hãng hàng không Việt Nam khác, đây là hãng hàng không lữ hành đầu tiên tại Đông Nam Á.
Với sứ mệnh kết nối và phát triển các điểm đến du lịch nổi tiếng trong nước và quốc tế, Vietravel Airlines đã nhanh chóng khẳng định vị thế qua các giải thưởng uy tín như “Hãng hàng không mới hàng đầu châu Á” tại World Travel Awards 2022 và lọt vào Top 5 “Hãng hàng không giải trí tốt nhất thế giới” do Skytrax bình chọn.
Hiện tại, Vietravel Airlines khai thác các chuyến bay nội địa từ Hà Nội và TP.HCM đến các thành phố du lịch như Phú Quốc, Quy Nhơn, Đà Nẵng, Nha Trang, Huế và Đà Lạt. Hãng cũng đang mở rộng mạng lưới quốc tế, bao gồm các đường bay đến Bangkok (Thái Lan), Busan và Incheon (Hàn Quốc), Singapore và Taipei (Đài Loan).
(6) VASCO
VASCO được thành lập vào năm 1987, ban đầu là một đơn vị trực thuộc Vietnam Airlines. Hãng chuyên cung cấp các dịch vụ bay như chở hàng, vận chuyển thư từ, đo đạc địa hình, chụp ảnh môi trường, di tản y tế và bay ra các giàn khoan dầu khí. Đến năm 2006, VASCO được cổ phần hóa, trở thành công ty TNHH với Vietnam Airlines nắm giữ phần lớn cổ phần.
Hiện nay, hãng đang khai thác đội tàu bay ATR 72, loại máy bay cánh quạt tầm ngắn, phù hợp với các chặng bay ngắn đến các sân bay địa phương hoặc huyện đảo.
VASCO chủ yếu khai thác các đường bay nội địa ngắn, đặc biệt là các tuyến đến các đảo và khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Các chặng bay phổ biến bao gồm TP. Hồ Chí Minh – Côn Đảo, Cần Thơ – Côn Đảo, Cần Thơ – Phú Quốc, Hà Nội – Điện Biên, TP. Hồ Chí Minh – Rạch Giá và Phú Quốc – Rạch Giá.
Hiện nay, VASCO chủ yếu khai thác các hạng vé máy bay Phổ Thông, áp dụng hầu hết cho tất cả các chuyến bay hãng đang vận hành. Hạng vé này của VASCO sẽ bao gồm 12 kg hành lý xách tay, trong đó 1 kiện hành lý không quá 10kg và 1 túi phụ kiện không quá 2kg. Mỗi hành khách khi bay cùng VASCO được mang tối đa 23kg hành lý ký gửi trong hành trình.
Như vậy trên đây là toàn bộ nội dung tổng hợp các hãng hàng không ở Việt Nam.
Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động hàng không dân dụng
Căn cứ khoản 1 Điều 12 Văn bản hợp nhất 41/VBHN-VPQH quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động hàng không dân dụng bao gồm:
+ Sử dụng tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và các trang bị, thiết bị hàng không mà không có giấy phép phù hợp;
+ Thực hiện nhiệm vụ của nhân viên hàng không mà không có giấy phép, chứng chỉ phù hợp;
+ Thả thiết bị, vật dụng hoặc các vật thể khác vào không trung gây ảnh hưởng đến an toàn bay, môi trường và dân sinh;
+ Bay vào khu vực hạn chế bay, khu vực cấm bay trái quy định;
+ Gây nhiễu, chiếm dụng, khai thác trùng lắp các tần số vô tuyến điện dành riêng cho hoạt động hàng không dân dụng;
+ Làm hư hỏng hệ thống tín hiệu, trang bị, thiết bị, đài, trạm thông tin, điều hành bay, các trang bị, thiết bị khác tại cảng hàng không, sân bay hoặc điều khiển, đưa các phương tiện mặt đất không đáp ứng điều kiện kỹ thuật vào khai thác tại khu bay;
+ Xây dựng công trình kiến trúc, lắp đặt trang bị, thiết bị, trồng cây có khả năng gây ảnh hưởng đến hoạt động bay và hoạt động của các trang bị, thiết bị quản lý vùng trời, quản lý hoạt động bay;
+ Xây dựng trong khu vực cảng hàng không, sân bay, khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay các công trình hoặc lắp đặt các trang bị, thiết bị gây ra nhiều khói, bụi, lửa, khí thải hoặc xây dựng trường bắn hoặc các công trình, lắp đặt các trang bị, thiết bị khác có khả năng ảnh hưởng đến an toàn bay, hoạt động của các trang bị, thiết bị tại cảng hàng không, sân bay;
+ Lắp đặt, sử dụng trong khu vực cảng hàng không, sân bay hoặc khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay các loại đèn, ký hiệu, tín hiệu hoặc các vật thể ảnh hưởng đến việc tàu bay cất cánh, hạ cánh tại cảng hàng không, sân bay hoặc việc nhận biết cảng hàng không, sân bay;
+ Nuôi, thả chim, gia súc, gia cầm trong khu vực cảng hàng không, sân bay;
+ Can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng;
+ Đưa vũ khí, chất cháy, chất nổ, các vật phẩm nguy hiểm khác lên tàu bay, vào cảng hàng không, sân bay và các khu vực hạn chế khác trái quy định;
+ Phá hủy, gây hư hại, làm biến dạng, di chuyển vật đánh dấu, vật ngăn cách, vật ghi tín hiệu, vật bảo vệ tại cảng hàng không, sân bay; làm hư hại các ký hiệu, thiết bị nhận biết cảng hàng không, sân bay;
+ Đe dọa, uy hiếp an toàn bay, gây nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác trong tàu bay;
+ Cạnh tranh không lành mạnh và các hành vi hạn chế cạnh tranh bị cấm khác.
46