4 doanh nghiệp vận tải này là Công ty TNHH
Hiền Phước, chạy tuyến Hà Nội- Sài Gòn và Công ty TNHH Dịch vụ vận tải và
thương mại Hùng Thắng chạy tuyến Giáp Bát- Thạch Thành (Thanh Hóa), ty THNN
Chín Nghĩa tăng giá vé chiều Hà Nội - Quảng Ngãi và hợp tác xã xe khách Trung
Nam.
Tăng giá vé xe Tết Nguyên đán
Lãnh đạo bến Giáp Bát vừa nhận được 2 hồ sơ xin tăng giá
xe trong dịp Tết Nguyên đán. Đó là hồ sơ Công ty TNHH Dịch vụ vận tải và thương
mại Hùng Thắng chạy tuyến xe Giáp Bát - Thạch Thành (Thanh Hóa) tăng 40% giá
vé. Cụ thể, mức giá vé của công ty này tăng từ mức 80.000 đồng/khách lên
112.000 đồng/khách. Thời gian áp dụng tính từ ngày 8/2/2015 tới đây đến ngày
28/2/2015, tức là từ ngày 20 tháng Chạp đến ngày mồng 9 Tết Ất Mùi và trên cả
hai chiều.
Bộ hồ sơ thứ hai thuộc về Công ty TNHH Hiền Phước, chạy
tuyến Hà Nội - Sài Gòn. Công ty này tăng giá vé từ 20% - 60% tùy thời điểm.
Chiều Sài Gòn - Hà Nội, giá vé sẽ tăng từ 880.000 đồng/vé lên 1.408.000 đồng/vé
áp dụng từ ngày 10/2 đến 19/2, tức là từ ngày 22 tháng Chạp đến ngày mồng 1 Tết
Nguyên đán Ất Mùi.
Sau Tết Nguyên đán chiều Giáp Bát - Sài Gòn tăng từ
880.000 đồng/vé lên 1.408.000 đồng/vé áp dụng từ 19/2 đến 25/2, chiều ngược lại
giữ nguyên, tức là từ Mồng 1 Tết Nguyên đán đến Mồng 7 Tết Nguyên đán.
Thông báo tăng giá vé tiếp theo thuộc về Công ty THNN
Chín Nghĩa tăng giá vé chiều Hà Nội - Quảng Ngãi ở Bến xe Nước Ngầm. Công ty
này tăng giá vé từ mức 350.000 đồng/vé lên mức 490.000 đồng/vé, tức 40% từ ngày
19/2 đến 21/2.
Thông báo tăng giá vé còn lại là hợp tác xã xe khách
Trung Nam tăng giá lần lượt từ 20% -60%, áp dụng từ ngày 31/1 đến ngày 21/2 ,
tùy vào từng thời điểm.
Đây là những doanh nghiệp đầu tiên gửi hồ sơ khai báo
tăng giá vé xe đến các bến xe. Việc này khiến
dư luận hết sức bất bình bởi sau rất nhiều lần giảm, giá xăng dầu đã giảm tới
gần 40% so với cách đây nửa năm. Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Tài chính,
Bộ Giao thông vận tải cùng nhiều đơn vị liên quan đang hết sức khẩn trương yêu
cầu các doanh nghiệp vận tải giảm giá cước với mức giảm phù hợp với diễn biến
của giá xăng. Các doanh nghiệp trên đã bất chấp dư luận, thách thức sự quản lý
của các cơ quan chức năng.

Người dân gặp rất
nhiều khó khăn về vé xe khi hồi hương mỗi dịp Tết Nguyên đán.
Còn về vấn đề giá vé xe dịp Tết Nguyên đán, theo những người
quen di chuyển đường dài bằng ô tô khách trong các dịp Tết Nguyên đán, lâu nay
kể cả doanh nghiệp không chính thức thông báo tăng giá vé thì rất nhiều doanh
nghiệp cũng sẽ tự ý tăng giá vé vào dịp này, nhất là những doanh nghiệp, nhà xe
nhỏ lẻ làm ăn chụp giật. Hành khách thì đương nhiên phải chịu bị ép vào thế
phải chấp nhận vì nhu cầu hồi hương, di chuyển trong Tết là không thể bỏ qua.
Còn 2/3 doanh nghiệp chưa giảm giá vé
Liên quan đến việc yêu cầu giảm giá vé, giá cước vận tải
ô tô như chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, thông tin mới nhất đến ngày
29/1/2015, mới có khoảng 1/3 số doanh nghiệp giảm giá.
Cụ thể, tại Bến xe Giáp Bát, ông Nguyễn Tất Thành, Giám
đốc Bến xe cho hay, 65 trong tổng số 150 doanh nghiệp kinh doanh vận tải khách
tuyến cố định tại bến đã thông báo giảm giá.
Tại bến xe Nước Ngầm, đến cuối ngày 29/1 có 34 trong tổng
số 88 doanh nghiệp vận tải thông báo giảm cước với mức từ 2%-20%.
Hiện tại, Sở Tài chính Hà Nội cho hay, đã có 86 hãng taxi
giảm giá, giảm phổ biến từ 12% - 16%.
Còn tại một số tỉnh, thành phố khác như An Giang, theo
ông Lê Thanh Châu, Trưởng phòng Quản lý vận tải (Sở Giao thông vận tải tỉnh An
Giang) cho hay, năm nay có 28 đơn vị vận tải khách tham gia phục vụ tết Ất Mùi
và cam kết giảm giá vé.
Cụ thể,Công ty Cổ phần du lịch An Giang thực hiện giảm
10% giá vé so giá hiện hành; Hợp tác xã Giao thông vận tải Tân Châu (thị xã Tân
Châu) giảm bình quân 7%; Doanh nghiệp tư nhân Đồng Phát (huyện Chợ Mới) giảm
6,6%; Công ty TNHH Hiệp Thành (thị xã Tân Châu) giảm 6,5%; Công ty Cổ phần vận
tải An Giang, Công ty TNHH Mai Linh chi nhánh An Giang, Doanh nghiệp tư nhân
Thảo Nga... đồng giảm 5%, Công ty TNHH Hiệp Tiến (huyện Tri Tôn) giảm 4%; Công
ty TNHH Lý Thành Đạt ( huyện Tri Tôn) giảm 3%.....
Tuy nhiên tỉnh vẫn cho phép các đơn vị vận tải áp dụng
tăng giá vé phụ thu chiều rổng nhưng không quá 40% thuộc các tuyến An Giang -
thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh có khu công nghiệp, khu chế xuất, nhằm để
tăng cường giải tỏa khách tối đa để công nhân viên chức, học sinh, người lao
động kịp về quê đón giao thừa với gia đình và trở lại làm việc sau Tết.
Các doanh nghiệp vận tải chưa giảm giá vé xe, đặc biệt là ở các
thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng…, hiện các cơ quan chức năng đang
tiếp tục đôn đốc doanh nghiệp. Sở Tài chính Hà Nội cho biết, trường hợp doanh
nghiệp cố tình không điều chỉnh giá hoặc giảm giá chiếu lệ, không phản ánh đúng
chi phí thực tế tại đơn vị, cơ quan này sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan
kiểm tra và xử lý.
Ông Đặng Ngọc Tuyến, Phó Chánh Thanh tra Bộ Tài chính cho
hay, Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Giao thông vận tải sẽ tiếp tục tập trung kiểm
tra các doanh nghiệp có số đầu xe vận tải bằng ô tô nhiều, doanh thu vận tải
lớn. Trên cơ sở đó, làm việc với Hiệp hội taxi, Hiệp hội vận tải đồng thời yêu
cầu Sở Tài chính, Sở Giao thông vận tải tiếp tục kiểm tra tiếp các doanh nghiệp
khác.
Những doanh nghiệp cố tình chây ì không kê khai hạ giá,
thì cơ quan chức năng địa phương kiểm tra ngay, nếu phát hiện sai phạm có biện
pháp xử lý kịp thời. Được biết, danh sách các doanh nghiệp cố tình không giảm
giá cước vận tải bằng ô tô cũng sẽ được công khai nhằm hướng dẫn người dân sử
dụng phương tiện vận tải bằng ô tô của các doanh nghiệp làm ăn chân chính, bảo
vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Thu Hoài
Theo
khampha.vn
3,492
HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN