
Biểu đồ giá xăng RON 92 trong năm 2014. Ảnh:
VGP/Công Việt
Trước Tết
Giáp Ngọ chỉ vài ngày, vào ngày 27/1/2014, giá dầu diesel 0,05S giảm 320 đồng
sau khi đã tăng vào những ngày cuối cùng của năm 2013. Chỉ hơn 10 ngày sau, giá
dầu diesel tiếp tục được giảm nhẹ. Nhưng đó là những lần giảm cuối cùng trong
nửa đầu năm 2014.
Tăng mạnh
vào những tháng đầu năm
Thế rồi, giá xăng dầu tăng mạnh với đỉnh điểm được thiết lập vào
ngày 7/7 khi giá xăng RON 95 lần đầu tiên vượt mốc 26.000 đồng với giá bán tại
vùng 2 lên tới 26.660 đồng/lít. Giá xăng RON 92 ở vùng 1 cũng đạt mức 25.640
đồng/lít.
Mức giá này được nhiều báo cho rằng xăng dầu ở Việt Nam đang cao
hơn một số nước, thậm chí cao hơn ở Mỹ vài nghìn đồng/lít. Tỷ lệ thuế, phí và
nhiều khoản thu khác được coi là nguyên nhân làm giá xăng dầu Việt Nam cao kỷ
lục.
Lúc này, nhiều chuyên gia hàng đầu về giá cả thị trường cho rằng
bản thân doanh nghiệp và cả cơ quan quản lý đều… không muốn giảm giá. Thậm chí,
VTC News dẫn lời ông Vũ Đình Ánh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu khoa học
thị trường giá cả cho rằng cơ quan quản lý và doanh nghiệp có rất nhiều lợi ích
trong đó. Một số báo còn so sánh giá xăng dầu tại Việt Nam và tại Mỹ, theo đó
giá xăng tại Việt Nam cao hơn giá tại Mỹ tới 4.000 đồng/lít.
Chiều 15/7, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có cuộc làm việc với lãnh
đạo Bộ Tài chính, Bộ Công Thương về công tác điều hành giá xăng dầu 6 tháng đầu
năm 2014 và phương hướng điều hành trong gần nửa thời gian còn lại của năm
2014.
Báo cáo của 2 Bộ này cho thấy giá xăng dầu thế giới diễn biến phức
tạp, có tăng có giảm nhưng chủ yếu dao động ở mức cao. Liên Bộ cho rằng giá
xăng trong nước tăng vẫn còn ít là do nhờ sử dụng quỹ bình ổn giá.
Trước tình hình đó, Thủ tướng yêu cầu các Bộ Tài chính và Công
Thương cần phải minh bạch lợi nhuận của doanh nghiệp xăng dầu. Đồng thời phải
theo dõi chặt chẽ diễn biến giá thế giới, đảm bảo mức điều chỉnh hợp lý để giá
xăng trong nước phản ảnh được giá thế giới. Cần đảm bảo nguồn cung xăng dầu cho
sản xuất, tiêu dùng để thực hiện tốt mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh
tế vĩ mô, đảm bảo nguồn thu cho Nhà nước và chống buôn lậu.
Thủ tướng cũng giao Văn phòng Chính phủ rà soát, hoàn thiện nội
dung trong dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 84 về hoạt động kinh doanh
xăng, dầu để công tác điều hành theo đúng thị trường, bài bản và công khai, minh
bạch.
20 tháng chờ đợi một Nghị định
Nghị định 84 về hoạt động kinh doanh xăng, dầu luôn là thứ để
người ta “đổ tội” cho dù bản thân nó không có “tội” mà lỗi lầm phần nhiều là do
người thực hiện. Cụ thể, công tác điều hành giá đã lạm dụng công cụ thuế và quỹ
bình ổn, chưa tuân thủ đủ thủ tục khi áp dụng bình ổn giá và cũng chưa đúng
biên độ điều chỉnh theo quy định.
Hơn nữa, việc giá cơ sở được tính bình quân 30 ngày cũng là một
bất cập lớn. Dù có tác dụng tránh những cú “sốc” về giá, cách tính này gây nên
tình trạng khi giá thế giới xuống thấp nhưng giá trong nước vẫn giữ nguyên hoặc
giá thế giới tăng nhưng giá tại đây chưa được điều chỉnh kịp thời.
Thủ tướng đã yêu cầu Bộ Công Thương khẩn trương rà soát, sửa đổi,
bổ sung, hoàn thiện dự thảo Nghị định về kinh doanh xăng dầu, báo cáo Thủ tướng
Chính phủ xem xét, quyết định.
Sau 20 tháng chờ đợi, vào những ngày cuối tháng 8/2014, dự thảo
Nghị định này cũng được trình Chính phủ. Chỉ sau đó vài ngày, Thủ tướng Chính
phủ đã ký công bố Nghị định 83/2014/NĐ-CP thay thế cho Nghị định 84 đã ban hành
từ năm 2009.
Nghị định mới thay thế và xử lý được tương đối triệt để những bất
cập của Nghị định cũ. Theo đó, nếu như trước đây chỉ có 3 thành phần tham gia
thị trường này là đầu mối, tổng đại lý và đại lý/cửa hàng bán lẻ thì giờ đây có
thêm 2 thành phần nữa là thương nhân phân phối và nhượng quyền.
Ngoài ra, doanh nghiệp sẽ được điều chỉnh giá trong khoảng 3% và
giá bình quân cơ sở rút ngắn xuống còn 15 ngày. Nghị định mới cho phép doanh
nghiệp tự điều chỉnh giá nếu như biến độ ít hơn 3% và chỉ cần nộp hồ sơ cho cơ
quan giám sát sau đó.
Nghị định 83/2014/NĐ-CP tạo điều kiện để thị trường xăng dầu Việt
Nam có khả năng tiếp cận thị trường xăng dầu khu vực và thế giới. Hơn nữa, tính
minh bạch và công khai được đẩy mạnh trong điều hành giá và kinh doanh xăng
dầu. Nghị định cũng quy định rõ nguyên tắc trích lập, sử dụng và quản lý Quỹ
Bình ổn giá.
Những tín hiệu tích cực ban đầu
Nghị định 83/2014/NĐ-CP đã giúp giá xăng dầu được điều chỉnh kịp
thời, công khai, minh bạch và bước đầu có tác dụng nhất định.
Tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIII (ngày 18/11), Bộ trưởng Bộ Tài
chính Đinh Tiến Dũng khẳng định việc điều hành giá xăng dầu kể từ 1/11/2014
theo Nghị định 83 của Chính phủ, theo đó, Bộ Công Thương là cơ quan chủ trì và
Bộ Tài chính là cơ quan phối hợp trong việc điều hành giá xăng dầu.
Thực tế, trong tháng 11, điều hành giá xăng dầu tương đối nhuần
nhuyễn. “Thậm chí, quy định tối đa là 15 ngày có thể giảm giá nhưng giá xăng
dầu thế giới giảm nhanh thì dưới 15 ngày chúng ta đã giảm giá”, Bộ trưởng Bộ
Tài chính Đinh Tiến Dũng dẫn chứng.
So với cuối năm 2013, giá xăng hiện rẻ hơn 6.330 đồng/lít, tương
đương mức giảm 26%. Giá xăng trong nước được các doanh nghiệp đầu mối điều
chỉnh giảm 2.050 đồng/lít, đưa giá xuống 17.880 đồng/lít xăng RON 92 trong lần
giảm cuối cùng của năm 2014 (ngày 22/12) và cũng là lần giảm giá thứ 13 liên
tiếp.
Giá dầu diesel cũng được điều chỉnh giảm 1.420 đồng/lít trong khi
giá dầu hỏa giảm 1.570 đồng/lít và dầu mazut giảm 1.690 đồng/kg.
Như vậy, tính từ đầu năm tới nay, giá xăng dầu đã có tới 24 lần
điều chỉnh, trong đó 5 lần điều chỉnh tăng và 19 lần điều chỉnh giảm. Đây cũng
là năm có sự thay đổi về giá xăng dầu nhiều nhất từ trước tới nay.
So với cuối năm 2013, giá xăng hiện rẻ hơn 6.330 đồng/lít, tương đương
mức giảm 26%; giá dầu diesel cũng giảm 26% trong khi giá dầu hỏa giảm 22% và
dầu mazut giảm 28,2%.
Trên thực tế, chúng ta đều nhận thấy rằng giá xăng dầu trong nước
đã phần nào phản ánh kịp thời giá tại thị trường thế giới. Dù còn đó ngổn ngang
những lo toan của doanh nghiệp, những điểm còn băn khoăn và những mong muốn
thay đổi sâu rộng, triệt để hơn, không thể phủ nhận rằng quyết tâm của Chính
phủ nhằm tạo lập một môi trường kinh doanh mới minh bạch và tuân thủ hơn của
thông qua Nghị định này.
Chúng ta có quyền hi vọng một thị trường xăng dầu minh bạch và
quản lý chặt chẽ hơn, tạo tiền đề để giá bán các mặt hàng thiết yếu khác như
điện, sữa… được quản lý tốt hơn theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà
nước.
Công Việt
Theo Chinhphu.vn
10,710