Mua
bán
và
sáp nhập tăng Đây là một tín hiệu tốt
cho thấy thị trường có sự phát triển và không nên quá lo lắng trước việc nhiều
thương hiệu trong nước bị mua lại. Ví dụ Hàn Quốc, sau khủng hoảng họ phải chấp
nhận nhiều doanh nghiệp nhỏ bị các nhà đầu tư, quỹ đầu tư nước ngoài mua lại.
Hãy nghĩ bán đi không phải là mất, mà là để thu tiền về đầu tư vào các lĩnh vực
khác hiệu quả hơn, hoặc bán đi là một hình thức thu hút thêm vốn để mở rộng
kinh doanh. Trước đây chúng ta cứ nghĩ
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là vốn đầu tư trực tiếp vào sản xuất, tích cực
hơn là dòng tiền đầu tư vào chứng khoán. Nhưng việc nhiều quỹ đầu tư nước
ngoài mua lại doanh nghiệp VN cũng sẽ tạo ra môi trường năng động và hiệu quả
hơn cho các doanh nghiệp mới khởi nghiệp vì họ nhìn ra cơ hội xây dựng để bán
và thu tiền về nhanh hơn so với gắn chặt với doanh nghiệp đó. *
Ông Hirotaka Yasuzumi (giám
đốc điều hành JETRO, Nhật Bản tại TP.HCM): VN
vẫn là ưu tiên của nhiều nhà đầu tư Năm 2015 khép lại với nhiều
chỉ số tốt cho nền kinh tế VN như GDP tăng 6,68%, chỉ số lạm phát được kiềm
chế ở mức thấp, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng khởi sắc. Các
nhà đầu tư Nhật Bản cũng như đầu tư nước ngoài vào VN ngày càng nhiều hơn. So sánh với đầu tư từ Hàn
Quốc thì Nhật Bản tạm thời mất vị trí số 1 nhưng theo tôi, điều đó không phản
ánh rằng thị trường VN kém hấp dẫn với nhà đầu tư Nhật Bản. Ba năm trước, Nhật
Bản đã đến trước với những dự án triệu USD, và bây giờ đến lượt những doanh
nghiệp vệ tinh có quy mô vừa và nhỏ, bằng chứng là số dự án và doanh nghiệp
Nhật Bản tại VN vẫn không ngừng tăng. Nhìn ra khu vực ASEAN, VN
đang nổi lên như một điểm đến hấp dẫn của các dòng vốn đầu tư trực tiếp.
Trong bối cảnh nền kinh tế Trung Quốc đang ngày càng khó khăn, bộc lộ sự thiếu
ổn định, bắt buộc các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện chính sách Trung Quốc
+1 nhằm giảm thiểu rủi ro thì VN đang là sự ưu tiên hàng đầu vượt qua cả
Indonesia, Philippines... Năm 2016, VN chính thức hội
nhập mở cửa với một số hiệp định thương mại tự do được ký kết trong năm 2015,
trong đó nổi bật nhất là Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương. Cạnh
tranh đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ VN sẽ gay gắt hơn, nên tôi hi vọng sẽ
có nhiều chính sách mới từ phía Chính phủ hỗ trợ nhóm này phát triển bền vững
hơn. *
Ông Han Dong Hee (chủ
tịch Hiệp hội Thương mại và công nghiệp Hàn Quốc - KOCHAM - tại TP.HCM): Đầu
tư của Hàn Quốc tiếp tục tăng Năm 2016, nền kinh tế VN dự
đoán vẫn tiếp tục tăng trưởng mạnh. Chính phủ VN sẽ mở cửa rộng hơn ra bên
ngoài nhờ vào các hiệp định thương mại tự do có hiệu lực hay đang đàm phán.
Chính sách tích cực đó khó tìm thấy tại các nước ASEAN khác. Nhờ vào việc mở
rộng đối ngoại, các nước phát triển trên thế giới sẽ quan tâm nhiều đến VN
hơn và nhờ đó giúp tăng thu hút đầu tư. Xét về khía cạnh nhà đầu
tư Hàn Quốc, yếu tố đầu tiên hấp dẫn của VN là nguồn lao động trẻ, cần cù. Độ
tuổi trung bình của VN là 29,2, trong đó 70% dân số có độ tuổi dưới 30, do đó
nguồn lao động rất phong phú. Yếu tố tiếp theo là có nhiều
nét tương đồng về văn hóa với Hàn Quốc, chú trọng về gia đình, tôn trọng người
lớn tuổi. Yếu tố thứ ba là Chính phủ VN luôn nỗ lực kêu gọi đầu tư một cách
tích cực. Tôi biết mới đây có doanh
nghiệp phân vân lựa chọn đầu tư giữa Philippines và VN, nhưng cuối cùng khi
thấy sự nỗ lực của phía Chính phủ VN, họ đã quyết định đầu tư tại VN. Xét về
tổng thể, trước mắt việc đầu tư của Hàn Quốc vào VN được dự đoán vẫn tăng. *
Ông Nguyễn Trí Kiên (giám
đốc Công ty TNHH may túi xách Minh Tiến - Miti): Cơ
hội cho doanh nghiệp có “sức khỏe” tốt Là năm đầu tiên cho giai
đoạn hội nhập sâu rộng với quy mô lớn nhất từ trước đến nay, tôi cho rằng về
mặt lý thuyết, doanh nghiệp đang có rất nhiều cơ hội để phát triển. Tuy nhiên
trên thực tế nếu không có sự chuẩn bị, doanh nghiệp sẽ đương đầu với nhiều
khó khăn hơn vì hội nhập càng sâu, năng lực cạnh tranh, “sức khỏe” của doanh
nghiệp càng bộc lộ rõ nét hơn. Hàng các nước sẽ tràn ngập thị trường nội địa
là điều chắc chắn. Vậy sản phẩm của doanh
nghiệp Việt có thể bán sang nước bạn không? Hoàn toàn có thể, nếu doanh nghiệp
đã lên kế hoạch phát triển thị trường một cách nghiêm túc. Chúng tôi vừa đầu tư mới một
nhà xưởng với vốn đầu tư 15 tỉ đồng để tăng năng lực sản xuất từ
30.000-40.000 balô, túi xách/tháng lên khoảng 60.000 sản phẩm/tháng. Đồng thời
ngay trong năm nay sẽ mở cửa hàng đại diện kinh doanh sản phẩm trực tiếp của
mình tại Thái Lan và Malaysia. Nếu mọi chuyện thuận lợi,
chúng tôi sẽ tìm nhà phân phối tại đây. Với chiến lược này, chúng tôi hi vọng
việc thâm nhập thị trường ASEAN của mình đang đi đúng hướng, cũng như cố gắng
giữ thị phần đang có tại thị trường nội địa. NHƯ BÌNH - T.V.N. ghi |