Theo Vụ vấn đề chung về xây dựng pháp luật,
Bộ Tư pháp, việc ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh
trong hai tháng đầu năm 2015 tiếp tục bị chậm, nhiều văn bản “nợ đọng”.
Đúng ra các bộ, cơ quan ngang bộ phải xây
dựng, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm
quyền 176 văn bản quy định chi tiết (69 nghị định, 7 quyết định, 84 thông tư,
16 thông tư liên tịch) nhưng số văn bản ban hành được chỉ có 91, nợ đọng 85 văn
bản (26 nghị định, 01 quyết định, 45 thông tư, 13 thông tư liên tịch), chiếm
93,41%.
Cụ thể, nếu căn cứ theo tiêu chí cơ quan chủ
trì soạn thảo, Bộ Tài nguyên và Môi trường nợ đọng văn bản nhiều nhất với 24
văn bản; Bộ Y tế đứng thứ hai với 10 văn bản; Bộ Xây dựng: 9 văn bản; Bộ Quốc
phòng: 8 văn bản; Bộ Kế hoạch và đầu tư: 7 văn bản; Bộ Lao động thương
binh và xã hội: 7 văn bản, còn lại thuộc về các bộ khác.
Được biết, ngoài 85 văn bản nợ đọng, các bộ
và cơ quan ngang bộ còn đang phải xây dựng trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ
ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền 85 văn bản quy định chi tiết 15 luật,
pháp lệnh chưa có hiệu lực thi hành. Mặc dù các cơ quan này đang tích cực
nghiên cứu, soạn thảo nhưng đến nay mới có 01 văn bản được trình cơ quan có
thẩm quyền xem xét ban hành, trong khi đó có nhiều văn bản phải trình, ban hành
trong tháng 5-2015 này nên nguy cơ nợ đọng văn bản hướng dẫn luật sẽ còn tiếp
tục tăng.
Đó là chưa kể nợ đọng từ năm 2014 dồn lại (17
văn bản quy định chi tiết thi hành 10 luật, pháp lệnh đã có hiệu lực từ những
năm 2012, 2013 và năm 2014).
Với tình hình này, theo Bộ tư pháp, việc đảm
bảo tiến độ, xây dựng ban hành 85 văn bản có hiệu lực cùng thời điểm có hiệu
lực của luật, pháp lệnh đang là một thách thức lớn đối với các cơ quan chủ trì
soạn thảo.
Cho nên, theo bộ này, để triển khai tốt công
tác ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh trong thời gian
tới, các bộ, cơ quan ngang bộ phải tăng cường công tác phối hợp giữa các đơn vị
chuyên môn với tổ chức pháp chế, giữa các bộ, cơ quan ngang bộ với Bộ Tư pháp
và Văn phòng Chính phủ, bảo đảm sự gắn kết chặt chẽ giữa công tác tiền kiểm
(góp ý, thẩm định, kiểm soát thủ tục hành chính) với công tác hậu kiểm (kiểm
tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật và theo dõi thi hành pháp luật).
Quang
Chung
Theo
Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online
3,935
HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN