
Bảo đảm nguyên tắc “có vào có ra” trong tuyển dụng, quản lý công chức, viên chức (hình ảnh từ Internet)
Ngày 22/7/2025, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1581/QĐ-TTg Kế hoạch tiếp tục hoàn thiện tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị và chuẩn bị Đại hội đảng bộ các cấp.
Bảo đảm nguyên tắc “có vào có ra” trong tuyển dụng, quản lý công chức, viên chức
Theo Kế hoạch ban hành kèm Quyết định 1581/QĐ-TTg năm 2025 nêu rõ 32 nhiệm vụ cụ thể, xác định cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp, sản phẩm và thời hạn phải hoàn thành.
Cụ thể, Kế hoạch ban hành kèm Quyết định 1581/QĐ-TTg năm 2025 cũng giao Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư về chủ trương đối với những nội dung lớn trước khi trình Chính phủ ban hành Nghị định và các văn bản liên quan hướng dẫn thi hành Luật Cán bộ, Công chức 2025 về tuyển dụng, sử dụng, quản lý, đánh giá, xếp loại, cho thôi việc đối với công chức, viên chức bảo đảm nguyên tắc "có vào, có ra", hoàn thành trước 30/8/2025.
Đến 31/12/2025, Bộ Nội vụ hoàn thành rà soát, đánh giá tình hình quản lý, sử dụng biên chế khối Chính phủ sau khi sắp xếp tổ chức bộ máy; hoàn thiện vị trí việc làm để làm cơ sở xác định biên chế đến năm 2031 của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, các đơn vị sự nghiệp, hội quần chúng được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ ở Trung ương.
Đồng thời, Bộ Nội vụ rà soát, sửa đổi, bổ sung quy định về số lượng cấp phó các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp thuộc các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp xã theo hướng tinh gọn, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới.
7 nguyên tắc quản lý cán bộ, công chức năm 2025
Căn cứ Điều 7 Quyết định 1581/QĐ-TTg năm 2025 quy định việc quản lý cán bộ, công chức dựa trên 7 nguyên tắc sau đây:
- Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý của Nhà nước.
- Kết hợp giữa tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế.
- Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, chế độ trách nhiệm cá nhân và phân công, phân cấp rõ ràng.
- Việc đánh giá, bố trí, sử dụng cán bộ, công chức phải căn cứ vào phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực và kết quả, hiệu quả thực thi nhiệm vụ theo yêu cầu vị trí việc làm.
- Bảo đảm thống nhất, đồng bộ, liên thông trong hệ thống chính trị.
- Thực hiện bình đẳng giới.
- Ưu tiên trong tuyển dụng, bổ nhiệm và thực hiện chế độ, chính sách đối với người dân tộc thiểu số, cụ thể đối tượng và điểm ưu tiên trong thi tuyển hoặc xét tuyển bao gồm:
(1) Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B: Được cộng 7,5 điểm vào kết quả điểm thi hoặc xét nghiệp vụ chuyên ngành;
(2) Người dân tộc thiểu số, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an, quân nhân chuyên nghiệp phục viên, người làm công tác cơ yếu chuyên ngành, học viên tốt nghiệp đào tạo sĩ quan dự bị, tốt nghiệp đào tạo chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã ngành quân sự cơ sở được phong quân hàm sĩ quan dự bị đã đăng ký ngạch sĩ quan dự bị, con liệt sĩ, con thương binh, con bệnh binh, con của người hưởng chính sách như thương binh, con của thương binh loại B, con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, con Anh hùng Lực lượng vũ trang, con Anh hùng Lao động: Được cộng 5 điểm vào kết quả điểm thi hoặc xét nghiệp vụ chuyên ngành;
(3) Người hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ tham gia công an nhân dân, đội viên thanh niên xung phong: Được cộng 2,5 điểm vào kết quả điểm thi hoặc xét nghiệp vụ chuyên ngành;
(4) Cán bộ công đoàn trưởng thành từ cơ sở, trong phong trào công nhân theo quy định của cấp có thẩm quyền: Được cộng 1,5 điểm vào kết quả điểm thi hoặc xét nghiệp vụ chuyên ngành.
* Trường hợp người dự thi tuyển hoặc dự xét tuyển thuộc nhiều diện ưu tiên quy định trên thì chỉ được cộng điểm ưu tiên cao nhất vào kết quả điểm thi hoặc xét nghiệp vụ chuyên ngành.
Xem thêm Quyết định 1581/QĐ-TTg ban hành ngày 22/7/2025.
20
HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN