
Công văn 4158: Hướng dẫn mới về lĩnh vực chứng thực khi triển khai chính quyền địa phương 02 cấp (Hình từ Internet)
Ngày 11/7/2025, Bộ Tư pháp đã ban hành Công văn 4158/BTP-BTTP về việc hướng dẫn một số vướng mắc trong lĩnh vực chứng thực.
 |
Công văn 4158/BTP-BTTP về việc hướng dẫn một số vướng mắc trong lĩnh vực chứng thực |
Công văn 4158: Hướng dẫn mới về lĩnh vực chứng thực khi triển khai chính quyền địa phương 02 cấp
Theo đó, thực hiện Nghị quyết 190/2025/QH15 về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước và căn cứ quy định tại khoản 9 Điều 54 Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 72/2025/QH15. Bộ Tư pháp đã có Công văn 3961/BTP-BTTP năm 2025 về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ quản lý bổ trợ tư pháp.
Nhằm tiếp tục tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến lĩnh vực chứng thực sau khi sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính các cấp và triển khai mô hình chính quyền địa phương 02 cấp, Bộ Tư pháp đã có hướng dẫn cụ thể tại Công văn 4158/BTP-BTTP năm 2025.
Trong đó, Bộ Tư pháp đã hướng dẫn về thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực như sau:
Nhiệm vụ quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch; khoản 1 Điều 1 Nghị định 07/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định trong lĩnh vực hộ tịch, quốc tịch, chứng thực và Điều 14 Nghị định 120/2025/NĐ-CP về phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương 02 cấp trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp do Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, đặc khu (sau đây gọi là cấp xã) thực hiện.
Căn cứ Điều 14 Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 72/2025/QH15, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thể ủy quyền cho người đứng đầu cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác, công chức thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện một hoặc một số nhiệm vụ quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP, khoản 1 Điều 1 Nghị định 07/2025/NĐ-CP và Điều 14 Nghị định 120/2025/NĐ-CP. Việc ủy quyền phải phù hợp với năng lực, khả năng thực hiện nhiệm vụ để đảm bảo chất lượng hoạt động chứng thực.
Hình thức văn bản, con dấu, ký văn bản thực hiện nhiệm vụ ủy quyền thực hiện theo quy định tại khoản 7, khoản 8 và khoản 9 Điều 14 Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 72/2025/QH15, Nghị quyết 190/2025/QH15 về con dấu của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân xã, phường, đặc khu thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và hướng dẫn của Bộ Công an, Nghị định số 30/2020/NĐ-CP về công tác văn thư.
Cụ thể như sau:
- Người đứng đầu cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác sử dụng hình thức văn bản, con dấu của cơ quan chuyên môn, tổ chức mình để thực hiện nhiệm vụ được ủy quyền.
- Công chức thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã sử dụng hình thức văn bản, con dấu của Ủy ban nhân dân cấp xã và ký thừa ủy quyền để thực hiện nhiệm vụ được ủy quyền.
Để thực hiện việc ủy quyền theo quy định tại Điều 14 Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 72/2025/QH15, Bộ Tư pháp đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố tham mưu, trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định ban hành văn bản quy định chi tiết phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được ủy quyền cho công chức thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã.
Xem thêm tại Công văn 4158/BTP-BTTP ban hành ngày 11/7/2025.
56
HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN