Đổi tên Thừa phát lại thành Thừa hành viên, Văn phòng Thừa phát lại thành Văn phòng thi hành án dân sự tại Luật Thi hành án dân sự

Chính phủ họp về xây dựng pháp luật.Theo đó, đổi tên Thừa phát lại thành Thừa hành viên, văn phòng Thừa phát lại thành Văn phòng thi hành án dân sự tại Luật Thi hành án dân sự.

Đổi tên Thừa phát lại thành Thừa hành viên, Văn phòng Thừa phát lại thành Văn phòng thi hành án dân sự tại Luật Thi hành án dân sự

Đổi tên Thừa phát lại thành Thừa hành viên, Văn phòng Thừa phát lại thành Văn phòng thi hành án dân sự tại Luật Thi hành án dân sự (Hình từ Internet)

Đổi tên Thừa phát lại thành Thừa hành viên, Văn phòng Thừa phát lại thành Văn phòng thi hành án dân sự tại Luật Thi hành án dân sự

Theo Nghị quyết 191/NQ-CP ngày 26/6/2025, Chính phủ cho ý kiến về Dự án Luật Thi hành án dân sự như sau:

(I) Chính phủ cơ bản thống nhất nội dung dự án Luật Thi hành án dân sự (thay thế) do Bộ Tư pháp trình tại Tờ trình số 74/TTr-BTP ngày 04/6/2025 và Tờ trình (bổ sung) số 83/TTr-BTP ngày 20/6/2025. Nội dung dự thảo Luật cơ bản phù hợp với các chính sách trong đề nghị xây dựng Luật Thi hành án dân sự đã được Chính phủ thông qua tại Nghị quyết 22/NQ-CP ngày 09/02/2024 về Phiên họp chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 01/2024.

Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu, tiếp thu ý kiến Thành viên Chính phủ và ý kiến tại Phiên họp Chính phủ để hoàn thiện dự án Luật theo quy định, bảo đảm các yêu cầu sau:

- Trên cơ sở tổng kết việc thực hiện các quy định của Luật hiện hành để sửa đổi các quy định, bảo đảm phù hợp với thực tiễn, có tính khả thi, khắc phục được các khó khăn, vướng mắc, bất cập; rà soát kỹ lưỡng, bảo đảm nội dung dự thảo Luật thống nhất, đồng bộ với các luật có liên quan'; thể hiện đầy đủ các chính sách đã được Chính phủ thông qua trong Đề nghị xây dựng Luật; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước về hoạt động thi hành án dân sự, gắn với cơ chế kiểm tra, giám sát; cắt giảm tối đa thủ tục hành chính; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số trong công tác quản lý nhà nước và tổ chức thi hành án dân sự, bảo đảm công khai, minh bạch; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quá trình thi hành án dân sự; phù hợp với điều ước quốc tế có liên quan mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

- Hoàn thiện dự thảo Luật theo đúng yêu cầu của Nghị quyết 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật: quy định quyền con người, quyền công dân, tố tụng tư pháp cần cụ thể, các nội dung khác chỉ quy định những vấn đề khung, có tính nguyên tắc thuộc thẩm quyền của Quốc hội, những vấn đề thực tiễn thường xuyên biến động giao Chính phủ quy định; nghiên cứu quy định việc bố trí kinh phí từ khoản phí thi hành án dân sự và các nguồn thu hợp pháp khác bảo đảm phù hợp với thực tiễn công tác thi hành án dân sự và thống nhất với pháp luật về ngân sách nhà nước.

- Đổi tên Văn phòng Thừa phát lại thành Văn phòng thi hành án dân sự và Thừa phát lại thành Thừa hành viên để phù hợp với phạm vi, tính chất hoạt động của tổ chức này tại dự thảo Luật, bảo đảm thực hiện có hiệu quả chủ trương xã hội hóa công tác thi hành án dân sự.

- Để đáp ứng yêu cầu thực tiễn mở rộng sự tham gia của khu vực tư nhân trên cơ sở bảo đảm các điều kiện cần thiết nhằm thể chế hóa Nghị quyết 27-NQ/TW ngày 09/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới và Nghị quyết 68-NQ/TW ngày 04/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân, Bộ Tư pháp nghiên cứu, quy định rõ trách nhiệm của Văn phòng thi hành án dân sự, Thừa hành viên, bảo đảm thực hiện có hiệu quả chủ trương xã hội hóa công tác thi hành án dân sự theo tinh thần đã trao quyền thì cần trao công cụ để thực hiện; tiếp tục phối hợp với Bộ Công an, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các bộ, ngành liên quan để quy định đầy đủ điều kiện, cơ chế kiểm tra, giám sát hoạt động thi hành án dân sự do Văn phòng thi hành án dân sự, Thừa hành viên thực hiện, bao gồm cả biện pháp cưỡng chế thi hành án bảo đảm tăng cường tính pháp chế, tính nghiêm minh của pháp luật, thực hiện có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quá trình thi hành án dân sự.

- Hoàn thiện quy định về hệ thống các cơ quan thi hành án dân sự phù hợp với chủ trương đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các cơ quan của Quốc hội trong quá trình chỉnh lý, hoàn thiện về nội dung này.

- Trong quá trình chỉnh lý dự thảo Luật cần bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan; sự tham gia của các chuyên gia, nhà khoa học, người làm công tác thực tiễn để tiếp thu, hoàn thiện dự án Luật.

(II) Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan khẩn trương nghiên cứu, tiếp thu ý kiến Thành viên Chính phủ; chỉnh lý, hoàn thiện hồ sơ dự án Luật Thi hành án dân sự (thay thế) theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; giao Bộ trưởng Bộ Tư pháp thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ ký trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự án Luật Thi hành án dân sự (thay thế) tại Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XV.

Xem thêm tại Nghị quyết 191/NQ-CP ngày 26/6/2025.

Đề xuất tăng thẩm quyền cưỡng chế thi hành án sau khi đổi tên Thừa phát lại thành Thừa hành viên

Điều 72 Dự thảo Luật Thi hành án dân sự, nhiệm vụ, quyền hạn của Thừa phát lại

(2) Nhiệm vụ, quyền hạn của Thừa phát lại:

Thự hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn của Chấp hành viên như sau:

- Tổ chức thi hành vụ việc được phân công; ra các quyết định về thi hành án theo thẩm quyền;

- Thi hành đúng nội dung bản án, quyết định; áp dụng đúng các quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục thi hành án, bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;

- Triệu tập đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan để giải quyết việc thi hành án;

- Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu để xác minh địa chỉ, tài sản, điều kiện thi hành án của người phải thi hành án hoặc phối hợp với cơ quan có liên quan xử lý vật chứng, tài sản và những việc khác liên quan đến thi hành án;

- Áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án, biện pháp cưỡng chế thi hành án; thu giữ tài sản thi hành án theo quy định của Luật này;

- Yêu cầu cơ quan công an tạm giữ người chống đối việc thi hành án theo quy định của pháp luật;

- Áp dụng biện pháp cưỡng chế để thu hồi tiền, tài sản đã chi trả cho đương sự không đúng quy định của pháp luật, thu phí thi hành án và các khoản phải nộp khác;

- Được sử dụng công cụ hỗ trợ trong khi thi hành công vụ theo quy định của pháp luật.

430

tin noi bat
Tin mới
Các tin khác