Trắng tội..
 |
Bà Khánh và Luật sư Toàn sau phiên xét xử. |
Trong
hai ngày 4-5/10, TAND TP Hà Nội đã mở phiên xét xử vụ án mà bị cáo Mai
Thị Khánh bị VKSNDTC truy tố “tội trộm cắp tài sản” với vai trò đồng
phạm với Chan Bosco. Khác với các phiên tòa trước, phiên tòa này có sự
tham gia của các nhân chứng chứng minh cho sự vô tội của bị cáo.
Tại
tòa, HĐXX đã thẩm vấn các nhân chứng để làm rõ việc bà Khánh có biết
Chan Bosco trộm cắp cước viễn thông khi đề nghị được lắp đặt ăng-ten
parabol và nhờ thuê thêm số điện thoại của Bưu điện Hà Nội để sử dụng.
Các nhân chứng đều khẳng định bà Khánh không biết gì về mục đích và hành
vi của Bosco khi nhờ bà Khánh làm những việc trên.
Sau
một ngày xét hỏi và tranh luận, sáng 5/10, thẩm phán Trần Nam Hà đã
tuyên đọc bản án với 7 luận điểm rất xác đáng về vụ án và khẳng định bị
cáo Khánh không phạm tội trộm cắp tài sản với vai trò đồng phạm với Chan
Bosco.
Theo
HĐXX, thời điểm năm 2000 việc sử dụng ăng ten “chảo” để xem truyền hình
diễn ra khá phổ biến ở Hà Nội. Việc sử dụng thiết bị trên để trộm cắp
cước viễn thông là việc làm rất tinh vi của người nước ngoài, bản thân
bà Khánh và Cty CP Hữu Nghị không thể biết được hành vi trộm cắp mà Chan
Bosco che dấu. HĐXX nhận định, khi đề nghị được lắp ăng ten “chảo”,
Chan Bosco nói là để xem bóng đá, còn việc thuê thêm số điện thoại thì
được giải thích là để sử dụng độc lập, không phụ thuộc vào tổng đài của
khách sạn.
Vì
thế, bà Khánh không biết được mục đích của Bosco. Hệ thống thiết bị
khác cũng được Bosco quản lý và cầm chìa khóa, không có ai biết. Khi
hành vi bị phát hiện, Bosco nhờ Lê Trọng Hiệp đến tháo dỡ và phi tang.
Điều đó chứng tỏ bà Khánh không đồng phạm với Bosco.
HĐXX
cũng bác bỏ những lời khai của một số cá nhân trong Cty CP Hữu Nghị vì
lý do những người khai có tranh chấp và mâu thuẫn với bà Khánh. Những
lời khai của ban lãnh đạo Cty tại tòa được chấp nhận. Cuối cùng, Tòa kết
luận, bà Khánh không phạm tội trộm cắp tài sản. Lời buộc tội vô căn cứ
của VKSNDTC kéo dài hơn 11 năm đã bị phá sản.
Nhưng không thoái tù
Những
tưởng bà Khánh sẽ được tuyên vô tội sau nhận định trên của Tòa, nhưng
không phải thế. Tòa cho rằng, việc Bosco thuê phòng mà không sử dụng, sử
dụng ít mà trả nhiều tiền điện thoại là không bình thường. Thế nhưng,
bà Khánh đã không nghi ngờ gì, không có phản ứng gì, để mặc cho Bosco sử
dụng địa điểm thuê để trộm cắp là.. không tố giác tội phạm. Vì lý do
này, HĐXX đã tuyên phạt bị cáo Khánh 30 tháng tù vì tội không tố giác
tội phạm. Bị cáo khác là Bùi Ngọc Hải, phiên dịch của Bosco cũng bị khép
tội trên với mức án 30 tháng tù nhưng cho hưởng án treo.
Bản
án của Tòa không gây nhiều bất ngờ cho những người tham dự phiên tòa
khi Tòa đã quyết xử vụ án này. Theo Luật sư Trần Văn Toàn, người bào
chữa cho bị cáo Khánh, nếu tuyên bà Khánh không phạm tội thì VKSNDTC và
CQĐT sẽ phải “đền”. Vì thế, mặc dù không chứng minh được tội phạm, các
cơ quan tố tụng cũng phải cố tìm ra một tội nào đó để khép tội các bị
can đã bị truy tố. Việc quy kết bà Khánh vào tội “không tố giác tội
phạm” hoàn toàn không có căn cứ, cũng là việc làm “bất đắc dĩ” để “cứu
thua” cho các cơ quan đã khởi tố, truy tố sai. Bản án này cũng thể hiện
sự không độc lập của tòa án khi không có chứng cứ gì để buộc tội mà Tòa
vẫn phải tuyên “có tội”.
|
Luật sư Trần Văn Toàn: Không
tố giác tội phạm là hành vi phạm tội của người biết rõ tội phạm đang
được chuẩn bị, đang thực hiện hoặc đã thực hiện mà không tố giác. Chính
HĐXX nhận định bà Khánh không biết việc Bosco phạm tội trộm cắp do hành
vi được che dấu rất tinh vi nhưng Tòa lại xử bà Khánh về tội không tố
giác tội phạm. Sự gán gép, buộc tội này rất gượng ép, không bằng chứng
và không đúng pháp luật chỉ nhằm giải quyết án tồn. |
VNPT “diễn hai vai” trong một vụ án Trong
vụ án trộm cước viễn thông mà Tòa vừa xử, Tập đoàn bưu chính viễn thông
(VNPT) vừa là bị hại, vừa là tổ chức cử giám định viên. Việc “diễn hai
vai” này có trái pháp luật không? Chúng tôi có cuộc trao đổi với Luật sư
Lê Văn Kiên về vấn đề này. Thưa
luật sư, trong một vụ án thì pháp nhân được xác định là bị hại có quyền
cử người tham gia tố tụng với vai trò là giám định viên không? -
Theo quy định của Bộ luật Hình sự 1988 và 2003, người giám định phải từ
chối tham gia giám định nếu đã giữ một vai trò tố tụng khác như bị hại,
thẩm phán, kiểm sát viên…Với một pháp nhân, nếu tổ chức đó là bị hại
thì cũng không thể cử người tham gia tố tụng với vai trò là giám định
viên vì có sự mâu thuẫn về lợi ích. Pháp luật không cho phép một cá nhân
hay pháp nhân vừa đóng vai trò là bị hại, vừa là giám định viên. Như vậy, trong vụ án “Trộm cắp cước viễn thông”, CQĐT đề nghị VNPT cử người làm giám định viên là trái pháp luật? -
Rõ ràng là như vậy. VNPT, thông qua đơn vị phụ thuộc là Bưu điện Hà Nội
là đơn vị cung cấp các số điện thoại cho Cty CP Hữu Nghị mà Bosco sử
dụng để trộm cước. Vì thế, VNPT là bị hại của vụ án này. Việc CQĐT đề
nghị VNPT cử người tham gia Hội đồng giám định thiệt hại là không đúng
pháp luật. Việc VNPT vừa cử cán bộ đứng ra để “giám định thiệt hại” lại
vừa cử cán bộ ra tòa để đòi bồi thường là hoàn toàn trái pháp luật. Xin cảm ơn ông! |
Bình Minh
2,250
HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN