Nghị định 99 2025 hướng dẫn Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp
Đã có Nghị định 99 2025 hướng dẫn Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp

Chính phủ ban hành Nghị định 99/2025/NĐ-CP hướng dẫn Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp có hiệu lực từ 01/7/2025.
Theo Điều 8 Nghị định 99/2025/NĐ-CP, chức năng, nhiệm vụ của tổ hợp công nghiệp quốc phòng được quy định như sau:
(1) Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, sản xuất, sửa chữa, cải hoán, cải tiến, hiện đại hóa, tăng hạn sử dụng vũ khí trang bị kỹ thuật; sản xuất vật tư kỹ thuật phục vụ sản xuất quốc phòng, trong đó, tập trung các loại vũ khí trang bị kỹ thuật có ý nghĩa chiến lược.
(2) Nghiên cứu, làm chủ công nghệ chiến lược, công nghệ nền, công nghệ lõi, công nghệ lưỡng dụng; chuyển giao, tiếp nhận chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển vũ khí trang bị kỹ thuật, đặc biệt là các loại vũ khí trang bị kỹ thuật có ý nghĩa chiến lược.
(3) Huy động tối đa các nguồn lực của Nhà nước và tổ chức, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế tham gia hoạt động của tổ hợp công nghiệp quốc phòng, gồm:
- Xây dựng cơ chế thu hút, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao trong nước và nước ngoài để nâng cao năng lực nghiên cứu, sản xuất vũ khí trang bị kỹ thuật của tổ hợp công nghiệp quốc phòng, ưu tiên là các loại vũ khí trang bị kỹ thuật có ý nghĩa chiến lược;
- Sử dụng hiệu quả ngân sách nhà nước và nguồn vốn từ các tổ chức tài chính, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế và các tổ chức quốc tế;
- Thực hiện tiếp nhận chuyển giao công nghệ từ các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài;
- Xây dựng phương án và sử dụng hiệu quả hệ thống cơ sở hạ tầng do Nhà nước đầu tư đề thực hiện nhiệm vụ của tổ hợp công nghiệp quốc phòng;
- Huy động các nguồn lực hợp pháp khác để thực hiện nhiệm vụ được giao.
(4) Nghiên cứu, sản xuất sản phẩm phục vụ công nghiệp quốc gia, có ứng dụng công nghệ cao, hiện đại thuộc các lĩnh vực: Trí tuệ nhân tạo; chuỗi khối, công nghệ bán dẫn; công nghệ lượng tử; công nghệ sinh học; công nghệ nano, công nghệ robot; Internet vạn vật (IoT); công nghệ vật liệu tiên tiền, siêu bền, siêu nhẹ, siêu chịu nhiệt, công nghệ viễn thông thể hệ mới và công nghệ mới nổi. Chuyển giao công nghệ phù hợp cho phát triển kinh tế - xã hội giúp gia tăng giá trị sản phẩm.
(5) Đổi mới công nghệ, phát triển nguồn nhân lực, chuyển đổi số, nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp, đẩy mạnh hợp tác quốc tế về công nghiệp quốc phòng tập trung vào các quốc gia có trình độ khoa học và công nghệ phát triển, tham gia chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu để nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế, ưu tiên các lĩnh vực quy định tại (4).
Theo Điều 9 Nghị định 99/2025/NĐ-CP, thành phần của tổ hợp công nghiệp quốc phòng như sau:
- Hạt nhân tổ hợp công nghiệp quốc phòng.
- Thành phần khác của tổ hợp công nghiệp quốc phòng gồm một hoặc các loại hình cơ sở công nghiệp quốc phòng sau:
+ Cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt không phải là hạt nhân tổ hợp công nghiệp quốc phòng;
+ Cơ sở công nghiệp quốc phòng khác;
+ Cơ sở công nghiệp động viên;
+ Cơ sở huy động tham gia hoạt động công nghiệp quốc phòng.
- Việc công nhận, hủy công nhận hạt nhân tổ hợp công nghiệp quốc phòng được thực hiện theo quy định tại Điều 11, 12 Nghị định 99/2025/NĐ-CP.
- Cơ chế phối hợp giữa hạt nhân tổ hợp công nghiệp quốc phòng và thành phần khác của tổ hợp công nghiệp quốc phòng thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 44 Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp.
Xem thêm tại Nghị định 99/2025/NĐ-CP có hiệu lực từ 01/7/2025.
Lê Quang Nhật Minh
24
HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN