
02 Công văn hướng dẫn chính sách trong sắp xếp tổ chức bộ máy theo Nghị định 178 và Nghị định 67 (Hình từ Internet)
02 Công văn hướng dẫn chính sách trong sắp xếp tổ chức bộ máy theo Nghị định 178 và Nghị định 67
Theo đó, Bộ Nội vụ đã ban hành 02 Công văn gồm Công văn 1814/BNV-TCBC ngày 26/4/2025 và Công văn 2034/BNV-TCBC ngày 05/5/2025 để hướng dẫn thực hiện Nghị định 178/2024/NĐ-CP và Nghị định 67/2025/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Cụ thể như sau:
* Công văn 1814/BNV-TCBC ngày 26/4/2025 hướng dẫn các nội dung như sau:
(1) Về xác định cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy
Về xác định cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy
Các cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy là những cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện phương án hợp nhất, sáp nhập, tổ chức lại, giải thể, kết thúc hoạt động, tiếp nhận hoặc điều chuyển chức năng nhiệm vụ theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền phù hợp với yêu cầu của việc tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII về một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả và các kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chỉ đạo Trung ương về sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính các cấp của hệ thống chính trị (sau đây gọi tắt là yêu cầu của việc tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW). Theo đó, việc xác định cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy được hiểu trong các trường hợp sau:
* Đối với các cơ quan, tổ chức, đơn vị hợp nhất, sáp nhập, tổ chức lại, tiếp nhận hoặc điều chuyển chức năng nhiệm vụ
- Đối với các cơ quan, tổ chức, đơn vị có cơ cấu tổ chức bên trong: Đơn vị tổ chức bên trong nào trực tiếp thực hiện phương án hợp nhất, sáp nhập, tiếp nhận (hoặc điều chuyển) chức năng, nhiệm vụ và biên chế được xác định là đơn vị trực tiếp thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy (Ví dụ 1 ở Phụ lục kèm theo);
- Đối với các cơ quan, tổ chức, đơn vị không có cơ cấu tổ chức bên trong thực hiện phương án hợp nhất, sáp nhập, tiếp nhận (hoặc điều chuyển) chức năng, nhiệm vụ và biên chế được xác định là đơn vị trực tiếp thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy.
* Các tổ chức có tổ chức lại về mô hình tổ chức hoạt động
- Các cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức lại thành đầu mối thuộc Bộ (bao gồm các đơn vị thuộc hệ thống ngành dọc); các Tổng cục và tương đương thuộc Bộ tổ chức lại thành Cục và tương đương thuộc Bộ; các Cục và tương đương tổ chức lại thành Chi cục và tương đương; Chi cục và tương đương tổ chức lại thành Phòng và tương đương,... được xác định là đơn vị trực tiếp thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy.
- Cục Quản lý thị trường thuộc Bộ Công thương được tổ chức lại thành Chi cục Quản lý thị trường thuộc Sở Công thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được xác định là đơn vị trực tiếp thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy.
- Các cơ quan, tổ chức, đơn vị đang tổ chức theo đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp huyện được tổ chức lại theo khu vực liên tỉnh, liên huyện được xác định đơn vị trực tiếp thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy.
* Đối với các cơ quan, tổ chức, đơn vị giải thể, kết thúc hoạt động thì cơ quan, tổ chức, đơn vị nào giải thể, kết thúc hoạt động thì cơ quan, tổ chức, đơn vị đó được xác định là đơn vị trực tiếp thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy.
* Đối với các cơ quan, tổ chức, đơn vị chịu tác động do sắp xếp đơn vị hành chính các cấp
- Đối với đơn vị hành chính cấp tỉnh thực hiện hợp nhất, sáp nhập thì các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở cấp tỉnh thực hiện phương án hợp nhất, sáp nhập được xác định là cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy.
- Đối với đơn vị hành chính quyền cấp huyện chấm dứt hoạt động thì các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở cấp huyện thực hiện phương án giải thể, chấm dứt hoạt động, hợp nhất, sáp nhập được xác định là cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy.
- Đối với đơn vị hành chính cấp xã thực hiện phương án hợp nhất, sáp nhập thì cán bộ, công chức cấp xã là đối tượng chịu tác động trực tiếp của quá trình thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy.
(2) Về thực hiện tinh giản biên chế, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, viên chức
(3) Về đối tượng áp dụng
(4) Thời điểm quyết định sắp xếp tổ chức bộ máy
(5) Về tiền lương tháng hiện hưởng để tính hưởng trợ cấp
(6) Thời điểm tính trợ cấp theo số năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội
(7) Về tiêu chí đánh giá cán bộ, công chức, viên chức và người lao động
(8) Về giải quyết chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện phương án giải thể, kết thúc hoạt động
(9) Điều khoản chuyển tiếp
(10) Về nâng lương trước khi nghỉ hưu trước tuổi
Xem chi tiết các hướng dẫn tại Công văn 1814/BNV-TCBC ngày 26/4/2025.
* Công văn 2034/BNV-TCBC ngày 05/5/2025 hướng dẫn bổ sung một số nội dung như sau:
(1) Về thực hiện tinh giản biên chế, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, viên chức
Khi đánh giá tác động trong quá trình xây dựng chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, Bộ Nội vụ đã báo cáo cấp có thẩm quyền dự kiến phương án giảm 20% biên chế (không bao gồm viên chức sự nghiệp giáo dục và y tế). Theo đó, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị không trực tiếp thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy nhưng tinh giản biên chế, cơ cấu lại, nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, viên chức không bao gồm viên chức sự nghiệp giáo dục và y tế.
(2) Đối với các đơn vị hành chính cấp xã giữ nguyên (không sắp xếp)
- Các đơn vị hành chính cấp xã giữ nguyên trạng (không sắp xếp) đều có sự tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ từ cấp huyện và tiếp nhận nhiệm vụ theo phân cấp từ cấp tỉnh; đồng thời, tiếp nhận cán bộ, công chức từ cấp tỉnh, cấp huyện cùng với cán bộ, công chức cấp xã để bố trí theo mô hình chính quyền cấp xã mới. Theo đó, cán bộ, công chức dự kiến bố trí làm việc tại các xã mới đều là đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của việc thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy và thuộc đối tượng áp dụng theo Nghị định 178/2024/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 67/2025/NĐ-CP).
- Các đơn vị sự nghiệp công lập do cấp huyện quản lý, được tổ chức lại theo địa bàn đơn vị hành chính cấp xã mới thì viên chức và người lao động làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập này là đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của việc thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy và thuộc đối tượng áp dụng theo Nghị định 178/2024/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 67/2025/NĐ-CP).
- Các đơn vị sự nghiệp công lập do cấp huyện quản lý, được chuyển nguyên trạng về cấp xã quản lý thì viên chức và người lao động làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập này là đối tượng không chịu sự tác động trực tiếp của việc sắp xếp tổ chức bộ máy và không thuộc đối tượng áp dụng theo Nghị định 178/2024/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 67/2025/NĐ-CP). Theo đó, các đơn vị sự nghiệp công lập này thực hiện tinh giản biên chế, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức thì viên chức thuộc đối tượng áp dụng theo Nghị định 178/2024/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 67/2025/NĐ-CP), không bao gồm viên chức sự nghiệp giáo dục và y tế.
97