Đảng ủy xã phường được lập 3 cơ quan giúp việc sau sáp nhập

Ban Tổ chức Trung ương ban hành Hướng dẫn 31-HD/BTCTW, theo đó Đảng ủy xã phường được lập 3 cơ quan giúp việc sau sáp nhập.

Đảng ủy xã phường được lập 3 cơ quan giúp việc sau sáp nhập

Đảng ủy xã phường được lập 3 cơ quan giúp việc sau sáp nhập (Hình từ internet)

Đảng ủy xã phường được lập 3 cơ quan giúp việc sau sáp nhập

Theo Hướng dẫn 31-HD/BTCTW ngày 23/4/2025 của Ban Tổ chức Trung ương về việc thành lập tổ chức đảng tương ứng các đơn vị hành chính ở địa phương và sắp xếp tổ chức bộ máy cơ quan Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đoàn thể cấp tỉnh, cấp xã.

Cụ thể, tại nội dung hướng dẫn sau khi phê duyệt đề án, các tỉnh ủy, thành ủy triển khai và hoàn thành một số nội dung sau đồng bộ với việc hợp nhất, sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã (từ 01/7/2025 đến 15/8/2025), Ban Tổ chức Trung ương đã hướng dẫn:

- Triển khai các quyết định của tỉnh ủy, thành ủy: thành lập đảng bộ cấp xã, chỉ định ban chấp hành, ban thường vụ, bí thư, phó bí thư, ủy ban kiểm tra, chủ nhiệm, phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra đảng ủy cấp xã nhiệm kỳ 2025 - 2030.

- Trên cơ sở đề án được phê duyệt và quyết định của cấp có thẩm quyền, ban thường vụ cấp ủy cấp tỉnh, cấp ủy cấp xã theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện việc thành lập cơ quan tham mưu, giúp việc và đơn vị sự nghiệp của cấp ủy cấp xã như sau:

(i) Đảng ủy xã, phường được lập 03 cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc, gồm:

- Văn phòng;

- Ban xây dựng đảng;

- Cơ quan ủy ban kiểm tra đảng ủy.

(ii) Đảng ủy xã, phường nơi có trụ sở trung tâm chính trị cấp huyện hiện nay được lập thêm trung tâm chính trị là đơn vị sự nghiệp của đảng ủy.

(iii) Đảng ủy đặc khu là đảng ủy cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng được lập tối đa 04 cơ quan tham mưu, giúp việc, gồm:

- Văn phòng;

- Ban tổ chức;

- Ban tuyên giáo và dân vận;

- Cơ quan ủy ban kiểm tra;

- Trung tâm chính trị (là đơn vị sự nghiệp của đảng ủy).

- Các tỉnh ủy, thành ủy lãnh đạo, chỉ đạo và bố trí, phân công cán bộ lãnh đạo, quản lý, công chức, viên chức và biên chế của các cơ quan tham mưu, giúp việc cấp ủy cấp xã theo hướng cơ bản bố trí cán bộ, công chức, viên chức, biên chế cấp huyện, cấp xã hiện nay về cấp xã và tăng cường một số cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp ban, sở, ngành cấp tỉnh về cấp xã (nếu cần).

Trên cơ sở chỉ đạo của tỉnh ủy, thành ủy và chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của cấp ủy cấp xã và cơ quan tham mưu, giúp việc cấp ủy cấp xã, đảng ủy cấp xã tiếp nhận, phân công, bố trí cán bộ, công chức, viên chức và biên chế về cấp xã theo quy định.

Thời hạn hoàn thành: Đồng bộ với việc hợp nhất, sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, trước ngày 01/7/2025.

Xem thêm tại Hướng dẫn 31-HD/BTCTW ngày 23/4/2025.

Nguyên tắc tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam

(1) Cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng do bầu cử lập ra, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.

(2) Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng là Đại hội đại biểu toàn quốc. Cơ quan lãnh đạo ở mỗi cấp là đại hội đại biểu hoặc đại hội đảng viên. Giữa hai kỳ đại hội, cơ quan lãnh đạo của Đảng là Ban Chấp hành Trung ương, ở mỗi cấp là ban chấp hành đảng bộ, chi bộ (gọi tắt là cấp uỷ).

(3) Cấp uỷ các cấp báo cáo và chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước đại hội cùng cấp, trước cấp uỷ cấp trên và cấp dưới; định kỳ thông báo tình hình hoạt động của mình đến các tổ chức đảng trực thuộc, thực hiện tự phê bình và phê bình.

(4) Tổ chức đảng và đảng viên phải chấp hành nghị quyết của Đảng. Thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, cá nhân phục tùng tổ chức, các tổ chức trong toàn Đảng phục tùng Đại hội đại biểu toàn quốc và Ban Chấp hành Trung ương.

(5) Nghị quyết của các cơ quan lãnh đạo của Đảng chỉ có giá trị thi hành khi có hơn một nửa số thành viên trong cơ quan đó tán thành. Trước khi biểu quyết, mỗi thành viên được phát biểu ý kiến của mình. Đảng viên có ý kiến thuộc về thiểu số được quyền bảo lưu và báo cáo lên cấp uỷ cấp trên cho đến Đại hội đại biểu toàn quốc, song phải chấp hành nghiêm chỉnh nghị quyết, không được truyền bá ý kiến trái với nghị quyết của Đảng. Cấp uỷ có thẩm quyền nghiên cứu xem xét ý kiến đó; không phân biệt đối xử với đảng viên có ý kiến thuộc về thiểu số.

(6) Tổ chức đảng quyết định các vấn đề thuộc phạm vi quyền hạn của mình, song không được trái với nguyên tắc, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và nghị quyết của cấp trên.

(Điều 9 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011)

17

tin noi bat
Tin mới
Các tin khác