Chi tiết các tỉnh thành miền Tây sáp nhập với nhau theo Quyết định 759/QĐ-TTg

Nội dung bài viết là chi tiết việc sáp nhập của các tỉnh thành miền Tây (hay vùng đồng bằng sông Cửu Long) theo Quyết định 759/QĐ-TTg ngày 14/4/2025.

Chi tiết các tỉnh thành miền Tây sáp nhập với nhau theo Quyết định 759/QĐ-TTg

Chi tiết các tỉnh thành miền Tây sáp nhập với nhau theo Quyết định 759/QĐ-TTg (Hình từ Internet)

Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 759/QĐ-TTg ngày 14/4/2025 phê duyệt Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp.

Chi tiết các tỉnh thành miền Tây sáp nhập với nhau theo Quyết định 759/QĐ-TTg

Theo Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp ban hành kèm theo Quyết định 759/QĐ-TTg ngày 14/4/2025 thì có 52 đơn vị hành chính cấp tỉnh thuộc diện sắp xếp gồm:

- 04 thành phố: Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ.

- 48 tỉnh: Hà Nam, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Thái Bình, Hải Dương, Nam Định, Ninh Bình, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Hòa Bình, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Ninh Thuận, Quảng Trị, Phú Yên, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Đắk Nông, Tây Ninh, Bình Dương, Bình Thuận, Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bến Tre, Bạc Liêu, Vĩnh Long, Hậu Giang, Trà Vinh, Tiền Giang, Sóc Trăng, Đồng Tháp, An Giang, Long An, Cà Mau, Quang Nam, Bình Định, Đắk Lắk, Đằng Nai, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng và Kiên Giang.

Riêng đối với tỉnh Cao Bằng có diện tích tự nhiên chưa đạt theo quy định (6.700,4 km2 chỉ đạt 83,8% tiêu chuẩn) nhưng không thực hiện sắp xếp vì các lý do: 

(1) Tỉnh có đường biên giới quốc gia rất dài giáp với nước Trung Quốc, địa hình đồi núi cao chia cắt phức tạp, hiểm trở, có gần 95% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số;

(2) Các tỉnh giáp ranh đều không phù hợp để sắp xếp, sáp nhập: Phía Tây giáp ranh tỉnh Hà Giang đã dự kiến sáp nhập với tỉnh Tuyên Quang thành một tỉnh mới có diện tích tự nhiên lớn. Phía Nam giáp ranh với tỉnh Bắc Kạn nhưng đã dự kiến sáp nhập với tỉnh Thái Nguyên. Phía Đông giáp ranh với tỉnh Lạng Sơn có diện tích lớn và đã bảo đảm đạt 100% cả 02 tiêu chuẩn về diện tích và quy mô dân số, nếu sáp nhập tỉnh Cao Bằng và tỉnh Lạng Sơn sẽ thành một tỉnh mới có chiều dài đường biên giới lớn, khó khăn trong công tác bảo đảm quốc phòng an ninh.

Như vậy, theo nội dung trên thì 13 tỉnh thành miền Tây (hay vùng đồng bằng sông Cửu Long) thuộc diện sáp nhập, gồm: TP Cần Thơ, Bến Tre, Bạc Liêu, Vĩnh Long, Hậu Giang, Trà Vinh, Tiền Giang, Sóc Trăng, Đồng Tháp, An Giang, Long An, Cà Mau và Kiên Giang.

Theo đó, phương án sáp nhập của 13 tỉnh thành miền Tây (hay vùng đồng bằng sông Cửu Long) theo Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp ban hành kèm theo Quyết định 759/QĐ-TTg ngày 14/4/2025 như sau:

- Sáp nhập tỉnh Tây Ninh và tỉnh Long An thành 01 tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Tây Ninh, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại thành phố Tân An, tỉnh Long An hiện nay (giảm 01 tỉnh) có diện tích tự nhiên 8.536,5 km2 và quy mô dân số 2.959.000 người.

- Sáp nhập tỉnh Sóc Trăng, tỉnh Hậu Giang và thành phố Cần Thơ thành 01 thành phố trực thuộc trung ương mới có tên gọi là thành phố Cần Thơ, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ hiện nay (giảm 02 tỉnh), có diện tích tự nhiên 6.360,8 km2 và quy mô dân số 3.207.000 người.

- Sáp nhập tỉnh Bến Tre, tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh thành 01 tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Vĩnh Long, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long hiện nay (giảm 2 tỉnh) có diện tích tự nhiên 6.296,2 km2 và quy mô dân số 3.367.400 người.

- Sáp nhập tỉnh Tiền Giang và tỉnh Đồng Tháp thành 01 tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Đồng Tháp, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang (giảm 1 tỉnh) có diện tích tự nhiên 5.938,7 km2 và quy mô dân số 3.397.200 người.

- Sáp nhập tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Cà Mau thành 01 tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Cà Mau, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau hiện nay (giảm 01 tỉnh) có diện tích tự nhiên 7.942,4 km2 và quy mô dân số 2.140.600 người

- Sáp nhập tỉnh Kiên Giang và tỉnh An Giang thành 01 tỉnh mới có tên gọi là tỉnh An Giang, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang hiện nay (giảm 01 tỉnh) có diện tích tự nhiên 9.888,9 km2 và quy mô dân số 3.679.200 người.

Xem thêm tại Quyết định 759/QĐ-TTg có hiệu lực từ ngày 14/4/2025.

 

128

tin noi bat
Tin mới
Các tin khác