
Sáp nhập 19 tỉnh thành miền Trung còn 11 tỉnh thành theo Quyết định 759 (Hình từ internet)
Chi tiết phương án sáp nhập 19 tỉnh thành miền Trung còn 11 tỉnh thành theo Quyết định 759
Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 759/QĐ-TTg ngày 14/4/2025 phê duyệt Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
Cụ thể, theo chi tiết Quyết định 759/QĐ-TTg ngày 14/4/2025 quy định chi tiết phương án sáp nhập 19 tỉnh thành miền Trung còn 11 tỉnh thành như sau:
Sáp nhập
|
Tên gọi
|
Trung tâm hành chính- chính trị
|
diện tích tự nhiên
(km2)
|
quy mô dân số
(người)
|
Quảng Bình + Quảng Trị
|
Quảng Trị
|
Thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình hiện nay
|
12.700
|
1.584.000
|
Quảng Nam + Đà Nẵng
|
Đà Nẵng
|
Quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng hiện nay
|
11.859,6
|
2.819.900
|
Kon Tum + Quảng Ngãi
|
Quảng Ngãi
|
Thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi hiện nay
|
14.832,6
|
1.861.700
|
Gia Lai + Bình Định
|
Gia Lai
|
Thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định hiện nay
|
21.576,5
|
3.153.300
|
Ninh Thuận + Khánh Hòa
|
Khánh Hòa
|
Thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa hiện nay
|
8555,9
|
1.882.000
|
Đắk Nông + Bình Thuận + Lâm Đồng
|
Lâm Đồng
|
Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng hiện nay
|
24.233,1
|
3.324.400
|
Phú Yên + Đắk Lắk
|
Đắk Lắk
|
Thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk hiện nay
|
18.096,4
|
2.831.300
|
Như vậy, các tỉnh thành Huế, Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh vẫn sẽ được giữ nguyên.
Nguyên tắc xác định tên gọi các ĐVHC khi sáp nhập
- Việc đặt tên cho ĐVHC sau sắp xếp phải được nghiên cứu kỹ lưỡng, thấu đáo, cân nhắc thận trọng các yếu tố truyền thống, lịch sử, văn hoá.
- Ưu tiên sử dụng một trong các tên gọi của các ĐVHC trước khi sáp nhập để đặt tên cho ĐVHC hình thành mới, hạn chế tối đa tác động ảnh hưởng tới người dân, doanh nghiệp do phải chuyển đổi giấy tờ, chỉ dẫn địa lý liên quan đến ĐVHC cấp tỉnh.
- Tên gọi của ĐVHC mới cần dễ nhận diện, ngắn gọn, dễ đọc, dễ nhớ, bảo đảm tính hệ thống, khoa học và phát huy được lợi thế so sánh của địa phương, phù hợp với xu thế hội nhập.
- Nghiên cứu đặt tên của xã, phường theo số thứ tự hoặc theo tên của ĐVHC cấp huyện (trước sắp xếp) có gắn với số thứ tự để thuận lợi cho việc số hoá, cập nhật dữ liệu thông tin.
- Tên của xã, phường mới sau sắp xếp không được trùng với tên của ĐVHC cùng cấp hiện có trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc phạm vi tỉnh, thành phố dự kiến thành lập theo định hướng sắp xếp ĐVHC cấp tỉnh đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Nguyên tắc xác định trung tâm hành chính - chính trị các ĐVHC khi sáp nhập
- Lựa chọn trung tâm hành chính - chính trị của 01 trong số các ĐVHC hiện nay là trung tâm hành chính - chính trị của ĐVHC mới để bảo đảm chính quyền địa phương nhanh chóng đi vào hoạt động ổn định.
- Trung tâm hành chính - chính trị của ĐVHC mới có vị trí địa lý thuận lợi, hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, nhất là hệ thống giao thông phát triển (sân bay, đường bộ, cảng,...), dễ dàng kết nối với các khu vực trong nội tỉnh, thành phố và các đô thị lớn, trung tâm kinh tế của cả nước hoặc với hệ thống không gian biển.
- Trung tâm hành chính - chính trị của ĐVHC mới cần có không gian phát triển trong tương lai; phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của ĐVHC mới, bảo đảm hài hòa, hợp lý, tránh sự mất cân đối giữa các địa phương khi sáp nhập và giữ vững quốc phòng an ninh.
- Sau khi ĐVHC mới đi vào hoạt động ổn định, có thể nghiên cứu quy hoạch, xây dựng các trung tâm hành chính - chính trị mới hợp lý, phù hợp với xu thế phát triển chung của địa phương và tạo ra không gian phát triển mới.
Nguyễn Tùng Lâm
72
HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN