Nghị quyết 77: Thúc đẩy thương mại hài hòa bền vững với Trung Quốc và Hoa Kỳ

Chính phủ chỉ đạo thúc đẩy thương mại hài hòa bền vững với Trung Quốc và Hoa Kỳ tại Nghị quyết 77.

Thúc đẩy thương mại hài hòa bền vững với Trung Quốc và Hoa Kỳ theo Nghị quyết 77

Thúc đẩy thương mại hài hòa bền vững với Trung Quốc và Hoa Kỳ theo Nghị quyết 77 (Hình từ Internet)

Thúc đẩy thương mại hài hòa bền vững với Trung Quốc và Hoa Kỳ theo Nghị quyết 77

Theo Nghị quyết 77/NQ-CP năm 2025, Chính phủ quyết nghị một số vấn đề, theo đó giao Bộ Công Thương một số nhiệm vụ. Trong đó, chỉ đạo thúc đẩy thương mại hài hòa bền vững với Trung Quốc và Hoa Kỳ. Cụ thể:

- Phối hợp với các bộ, ngành chủ động triển khai các giải pháp toàn diện, đồng bộ để thúc đẩy thương mại hải hòa, bền vững với Trung Quốc, Hoa Kỳ và các nước đối tác lớn. Tiếp tục vận động các nước sớm dỡ bỏ các hạn chế, kiểm soát về xuất khẩu công nghệ cao; công nhận Quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam. Tăng cường các biện pháp phòng vệ thương mại, kịp thời điều tra, ngăn chặn hành vi cạnh tranh không lành mạnh từ các quốc gia cũng chịu tác động từ chính sách thuế của Hoa Kỳ.

- Tổ chức kết nối các doanh nghiệp trong nước tham gia vào chuỗi cung ứng của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và các tập đoàn đa quốc gia, các doanh nghiệp lớn toàn cầu. Đẩy mạnh hợp tác của Việt Nam trong các cơ chế tiểu vùng nhằm tranh thủ sự giúp đỡ từ các đối tác, mở cửa thị trường mới cho hàng hóa Việt Nam.

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng, các cơ quan liên quan khẩn trương xây dựng, trình Chính phủ xem xét, ban hành Đề án phát triển công nghiệp đường sắt; hoàn thành trong tháng 6 năm 2025.

- Khẩn trương nghiên cứu, đề xuất sửa đổi Nghị định 56/2025/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2025 quy định chi tiết một số điều của Luật Điện lực về quy hoạch phát triển điện lực, phương án phát triển mạng lưới cấp điện, đầu tư xây dựng dự án điện lực và lựa chọn nhà đầu tư dự án kinh doanh điện lực, hoàn thành trước ngày 15 tháng 4 năm 2025.

-Nghiên cứu, đề xuất Chính phủ trình Quốc hội đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội năm 2025 đối với dự thảo Luật Sản xuất sản phẩm công nghiệp trọng điểm; báo cáo Chính phủ trong quý III năm 2025.

Đồng thời, tại Nghị quyết 77/NQ-CP năm 2025, Chính phủ giao  Bộ Tài chính nắm chắc tình hình các doanh nghiệp FDI khi Hoa Kỳ điều chỉnh chính sách thuế quan để có giải pháp phù hợp, kịp thời. Tiếp tục nhân rộng và phát huy cơ chế Tổ công tác làm việc với từng nhà đầu tư chiến lược và triển khai hiệu quả Quỹ hỗ trợ đầu tư để thu hút các dự án quy mô lớn, công nghệ cao; nghiên cứu xây dựng “Cổng một cửa đầu tư quốc gia”, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 4 năm 2025.

Xem thêm tai Nghị quyết 77/NQ-CP năm 205.

Danh sách 12 đối tác chiến lược toàn diện của Việt Nam

Cùng với Trung Quốc, Hoa Kỳ là đối tác chiến lược toàn diện của Việt Nam. Đối tác chiến lược toàn diện là quan hệ ngoại giao song phương giữa hai nước. Theo đó, danh sách 12 Đối tác chiến lược toàn diện của Việt Nam bao gồm các quốc gia sau:

(1) Trung Quốc, thiết lập vào tháng 5/2008

(2) Liên Bang Nga, thiết lập vào tháng 7/2012

(3) Ấn Độ, thiết lập vào tháng 9/2016

(4) Hàn Quốc, thiết lập vào tháng 12/2022

(5) Hoa Kỳ, thiết lập vào tháng 9/2023

(6) Nhật Bản, thiết lập vào tháng 11/2023

(7) Australia, thiết lập vào tháng 3/2024

(8) Pháp, thiết lập vào tháng 10/2024

(9) Malaysia, thiết lập vào tháng 11/2024

(10) New Zealand, thiết lập vào tháng 02/2025

(11) Indonesia, thiết lập vào ngày 10/3/2025

(12) Singapore, thiết lập vào ngày 12/3/2025

Lê Quang Nhật Minh

40

tin noi bat
Tin mới
Các tin khác