Hội nghị Trung ương 11 cho ý kiến về sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện

Dưới đây là nội dung thông tin về Hội nghị Trung ương 11 cho ý kiến về sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện.

Hội nghị Trung ương 11 cho ý kiến về sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện

Hội nghị Trung ương 11 cho ý kiến về sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện (Hình từ internet)

Hội nghị Trung ương 11 cho ý kiến về sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện

Cụ thể, Hội nghị Trung ương 11 khai mạc sáng ngày 10/04/2025. Dự kiến diễn ra từ ngày 10 đến ngày 12/4/2025.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết, tại Hội nghị lần này, Trung ương sẽ thảo luận, cho ý kiến đối với 15 nội dung, tập trung vào hai nhóm vấn đề chính.

Một là nhóm vấn đề về tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, sắp xếp đơn vị hành chính và tổ chức chính quyền địa phương hai cấp.

Hai là nhóm vấn đề về tiếp tục chuẩn bị cho Đại hội lần thứ XIV của Đảng và bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2026-2031.

Như vậy, tại Hội nghị Trung ương 11 sẽ cho ý kiến và các quyết định quan trọng về chủ trương sáp nhập tỉnh, thành cùng với sáp nhập xã và bỏ cấp huyện.

Trước đó, Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW (sau đây gọi là Ban Chỉ đạo) đã ban hành Công văn 43-CV/BCĐ ngày 20/03/2024 về Kế hoạch tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Theo đó, Ban Chỉ đạo đã nêu một số nội dung, nhiệm vụ chuẩn bị báo cáo tại Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương khóa XII như sau:

* Đảng ủy Quốc hội chủ trì, phối hợp với Đảng ủy Chính phủ, Ban Tổ chức Trung ương và các cơ quan liên quan tiếp thu ý kiến các cơ quan, đơn vị, hoàn thiện các nội dung sau đây báo cáo Bộ Chính trị trước ngày 25/3/2025; tiếp thu ý kiến Bộ Chính trị, hoàn thiện Đề án, Tờ trình và gửi tài liệu, báo cáo Ban Chấp hành Trung ương (qua Văn phòng Trung ương Đảng) trước ngày 01/4/2025:

(1) Đề án rà soát, sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước.

(2) Báo cáo về công tác hoàn thiện thể chế (bao gồm việc sửa đổi các quy định của Đảng, sửa đổi Hiến pháp, pháp luật,…).

* Đảng ủy Chính phủ chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương và các cơ quan liên quan tiếp thu ý kiến các địa phương, cơ quan, đơn vị, hoàn thiện Tờ trình, Đề án sắp xếp tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp báo cáo Bộ Chính trị trước ngày 25/3/2025; tiếp thu ý kiến Bộ Chính trị, hoàn thiện Tờ trình, Đề án và gửi tài liệu báo cáo Ban Chấp hành Trung ương (qua Văn phòng Trung ương Đảng) trước ngày 01/4/2025.

* Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương và các cơ quan liên quan tiếp thu ý kiến các địa phương, cơ quan, đơn vị, hoàn thiện Tờ trình, Đề án sắp xếp, tinh gọn cơ cơ quan Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, các hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ (cấp Trung ương, cấp tỉnh, cấp xã) báo cáo Bộ Chính trị trước ngày 25/3/2025; tiếp thu ý kiến Bộ Chính trị, hoàn thiện Tờ trình, Đề án và gửi tài liệu báo cáo Ban Chấp hành Trung ương (qua Văn phòng Trung ương Đảng) trước ngày 01/4/2025.

* Đảng ủy Tòa án nhân dân tối cao, Đảng ủy Viện Kiểm sát nhân dân tối cao tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị và các cơ quan liên quan (tại phiên họp ngày 14/3/2025); gửi xin ý kiến các cơ quan, đơn vị, địa phương Đề án về hệ thống toà án, viện kiểm sát ở địa phương theo định hướng không tổ chức cấp huyện; tiếp thu ý kiến các cơ quan, đơn vị, địa phương, hoàn thiện Tờ trình, Đề án, báo cáo Bộ Chính trước ngày 25/3/2025; tiếp thu ý kiến Bộ Chính trị, hoàn thiện Tờ trình, Đề án và gửi tài liệu báo cáo Ban Chấp hành Trung ương (qua Văn phòng Trung ương Đảng) trước ngày 01/4/2025.

Sau khi có nghị quyết, kết luận của Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII, Ban Chỉ đạo giao Đảng ủy Quốc hội lãnh đạo, chỉ đạo:

(i) Việc thực hiện các quy trình và sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 (hoàn thành trước ngày 30/6/2025).

(ii) Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua nghị quyết sáp nhập xã (hoàn thành trước ngày 30/6/2025); Quốc hội thông qua nghị quyết sáp nhập tỉnh, thành (tổ chức của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) (hoàn thành trước ngày 30/6/2025).

(iii) Thông qua các luật, nghị quyết có liên quan để triển khai chủ trương sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013, tiếp tục sắp xếp các đơn vị hành chính, xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp…

Xem thêm tại Công văn 43-CV/BCĐ ngày 20/03/2025.

52 địa phương trên cả nước thuộc diện sáp nhập tỉnh thành

Theo nội dung tại Tờ trình 624/TTr-BNV ngày 23/3/2025 của Bộ Nội vụ về dự thảo Nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính.

Dự kiến cả nước có 11 đơn vị hành chính cấp tỉnh không thực hiện sáp nhập trong đợt này, gồm: TP Hà Nội, TP Huế, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh.

Còn đối với 52 đơn vị cấp tỉnh còn lại dự kiến sẽ thực hiện sắp xếp, gồm 4 thành phố là: Hải Phòng, TPHCM, Đà Nẵng, Cần Thơ và 48 tỉnh là: Hà Nam, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Thái Bình, Hải Dương, Nam Định, Ninh Bình, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Hòa Bình, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Ninh Thuận, Quảng Trị, Phú Yên, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Đắk Nông, Tây Ninh, Bình Dương, Bình Thuận, Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bến Tre, Bạc Liêu, Vĩnh Long, Hậu Giang, Trà Vinh, Tiền Giang, Sóc Trăng, Đồng Tháp, An Giang, Long An, Cà Mau, Quảng Nam, Bình Định, Đắk Lắk, Đồng Nai, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng, Kiên Giang.

254

tin noi bat
Tin mới
Các tin khác