
Quyết định 733: Đổi tên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thành Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam (Hình từ Internet)
Ngày 09/4/2025, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 733/QĐ-TTg về việc đổi tên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thành Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam.
 |
Quyết định 733/QĐ-TTg |
Quyết định 733: Đổi tên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thành Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam
Theo đó, tại Quyết định 733/QĐ-TTg năm 20225 thì Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý đổi tên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam theo đề xuất của Tập đoàn, cụ thể như sau:
- Tên gọi đầy đủ: Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam. Loại hình doanh nghiệp: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
- Tên giao dịch: Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam.
- Tên giao dịch quốc tế: Vietnam National Industry - Energy Group.
- Tên gọi tắt: PETROVIETNAM, viết tắt là PVN.
Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam theo quy định tại Luật Dầu khí 2022 và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành; các Hiệp định, văn bản, thỏa thuận và Hợp đồng đã ký kết với các bên có liên quan theo quy định của pháp luật.
Các quyền lợi của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam trong hoạt động dầu khí
Các quyền lợi của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam trong hoạt động dầu khí được quy định cụ thể tại Điều 61 Luật Dầu khí 2022, bao gồm:
- Ký kết thỏa thuận với tổ chức ngoài cơ quan, doanh nghiệp nhà nước chủ trì thực hiện đề án điều tra cơ bản dầu khí; quản lý, giám sát thực hiện thỏa thuận liên quan đến khai thác thông tin, dữ liệu và kết quả điều tra cơ bản về dầu khí theo quy định của Luật Dầu khí 2022 và quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Ký kết hợp đồng dầu khí với các tổ chức, cá nhân để tiến hành hoạt động dầu khí theo quy định của Luật Dầu khí 2022 và quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Quản lý, giám sát thực hiện hợp đồng dầu khí; phê duyệt chương trình hoạt động và ngân sách hoạt động hằng năm; kiểm toán chi phí thực hiện hoạt động dầu khí theo quy định của hợp đồng dầu khí; phê duyệt quyết toán chi phí theo hợp đồng dầu khí.
- Phê duyệt các chương trình tìm kiếm thăm dò dầu khí, tìm kiếm thăm dò dầu khí điều chỉnh, thăm dò dầu khí bổ sung theo quy định tại Điều 44 Luật Dầu khí 2022.
- Phê duyệt điều chỉnh kế hoạch đại cương phát triển mỏ, kế hoạch khai thác sớm mỏ dầu khí, kế hoạch phát triển mỏ dầu khí, kế hoạch thu dọn công trình dầu khí quy định tại khoản- Điều 46, khoản 5 Điều 47, khoản 5 Điều 48 và khoản 6 Điều 50 Luật Dầu khí 2022; phê duyệt phương án thu dọn quy định tại khoản 7 Điều 50 Luật Dầu khí 2022.
- Giám sát công tác thiết kế, xây dựng công trình dầu khí theo quy định của hợp đồng dầu khí.
- Tổ chức bán phần sản phẩm của nước chủ nhà cùng với phần sản phẩm của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam với tư cách là bên nhà thầu khai thác được theo hợp đồng dầu khí, được phép bán chung sản phẩm này với các nhà thầu khác trong hợp đồng dầu khí theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 58 Luật Dầu khí 2022.
- Quản lý, điều hành hoạt động dầu khí; khai thác tận thu và đầu tư bổ sung để khai thác tài nguyên đối với mỏ, cụm mỏ, lô dầu khí khai thác tận thu và theo dõi, sử dụng tài sản liên quan đến việc tiếp nhận quyền lợi tham gia của nhà thầu, tiếp nhận mỏ, cụm mỏ, lô dầu khí.
Xem thêm tại Quyết định 733/QĐ-TTg có hiệu lực từ 09/4/2025.
371
HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN