Quy định rất mới này vừa được bổ sung trong dự thảo sửa đổi luật Bảo hiểm xã hội, được đưa ra lấy ý kiến tại hội thảo do Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội tổ chức ngày 6.9.

Cán bộ hưu trí nhận lương hưu tại Bưu điện
Sóc Trăng - Ảnh: Đình Tuyển |
Dự thảo bổ sung đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt
buộc đối với hợp đồng lao động từ đủ 1 tháng trở lên; đối tượng là chủ hộ kinh
doanh cá thể; là người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã
không hưởng tiền lương; mở rộng đối tượng áp dụng BHXH tự nguyện là công dân VN
từ đủ 15 tuổi trở lên (không khống chế tuổi trần), đồng thời bổ sung quy định mới
về bảo hiểm hưu trí bổ sung.
Đối với chế độ thai sản, bổ sung quy định lao động nam có vợ
sinh con được nghỉ 5 ngày trong trường hợp đẻ thường và 7 ngày làm việc trong
trường hợp mổ đẻ. Sửa đổi quy định về hưởng chế độ thai sản đối với trường hợp
chỉ có cha hoặc mẹ tham gia BHXH hoặc cả cha và mẹ đều tham gia mà chết sau khi
sinh con theo hướng cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được hưởng chế độ thai
sản đối với thời gian còn lại của người vợ; Sửa đổi quy định về trợ cấp một lần
khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi theo hướng đối với trường hợp chỉ có cha
tham gia thì cha được hưởng trợ cấp một lần bằng 2 tháng tiền lương cơ sở cho mỗi
con.
Tăng tuổi nghỉ hưu vì sợ vỡ quỹ
Theo bà Đỗ Thị Xuân Phương, Phó tổng giám đốc BHXH VN, tính
đến hết năm 2012, cả nước mới có khoảng 10,5 triệu người tham gia BHXH bắt buộc,
mặc dù có tăng 3,3% so với năm 2011 nhưng chỉ đạt khoảng 78% số lao động thực tế
bắt buộc phải tham gia theo quy định của luật BHXH.
Để đảm bảo Quỹ BHXH hưu trí, tử tuất cân đối bền vững, bà
Phương kiến nghị quy định lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu đối với từng nhóm đối tượng
theo hướng, từ năm 2016 trở đi thực hiện tăng tuổi nghỉ hưu đối với cán bộ,
công chức, viên chức theo lộ trình cứ 3 năm tăng lên 1 tuổi cho đến khi nam đủ
62 tuổi, nữ đủ 60 tuổi. Từ năm 2020 trở đi sẽ thực hiện tăng tuổi nghỉ hưu đối
với các nhóm đối tượng còn lại với lộ trình như trên.
Còn theo tính toán của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), Quỹ bảo
hiểm hưu trí có thể thâm hụt vào năm 2021 và cạn kiệt vào năm 2034 nếu VN không
có những thay đổi kịp thời. Để đảm bảo sự bền vững tài chính lâu dài (trong 50
hoặc 100 năm tới) thì việc nâng tuổi nghỉ hưu cho cả nam lẫn nữ lên 65 và mức
chi cho lương hưu giảm là không thể tránh khỏi.
Theo ông Bùi Sỹ Lợi, Phó chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội,
dự án luật BHXH sửa đổi đã được đưa vào chương trình xây dựng pháp luật của Quốc
hội khóa 13, dự kiến sẽ trình Quốc hội cho ý kiến vào kỳ họp thứ 7 (tháng
5.2014).
Thu Hằng
9,876
HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN