
|
CSGT sẽ không xử lý về “giấy chứng nhận kiểm định an toàn
kỹ thuật và bảo vệ môi trường” đối với người đi mô tô xe máy. Ảnh: Đào Ngọc
Thạch. |
Từ ngày 15/4 tới đây, Thông tư 11/2013 của Bộ Công an hướng
dẫn thực hiện một số nội dung và Nghị định 71/2012 về quy định xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ sẽ có hiệu lực.
Tuy nhiên, không ít người dân băn khoăn vì tại điều 6 của
Thông tư 11 quy định người điều khiển mô tô xe máy khi bị CSGT kiểm tra, ngoài
giấy đăng ký xe, giấy phép lái xe còn phải xuất trình “Giấy chứng nhận kiểm định
an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường”, nếu không sẽ bị lập biên bản vi phạm
hành chính và có thể bị phạt và tạm giữ xe.
Trên thực tế, rất nhiều người sử dụng mô tô xe máy không biết
“Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường” là loại giấy
tờ gì và có quy định ở đâu.
Ngay Thông tư số 22/2009 của Bộ GTVT cũng hướng dẫn không áp
dụng việc kiểm tra định kỳ, đánh giá tình trạng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi
trường của xe cơ giới đối với xe máy. Vì thế, nhiều người cho rằng buộc người
dân phải xuất trình một loại giấy tờ không có thực để xử phạt là vô lý.
Trao đổi với PV Thanh Niên về việc vì sao trong Thông tư 11
của Bộ Công an có quy định xử phạt “Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật
và bảo vệ môi trường”, thiếu tướng Nghị cho rằng trong Nghị định 71/2012 của
Chính phủ có quy định về “Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ
môi trường”, nhưng có mở ngoặc là "nếu có".
“Tức là người ta làm đón đầu là mai kia một số loại mô tô xe
máy cũng phải có loại giấy chứng nhận này, nhưng bây giờ chưa có loại giấy tờ
này nên không thể xử phạt. Việc Thông tư 11 đưa vào là viện dẫn theo Nghị định
71”, ông Nghị nói và nhấn mạnh: “Tôi khẳng định không xử phạt mô tô xe máy về
việc không có giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
Trước nay cũng thế và sắp tới cũng thế”.
Trả lời về việc Thông tư 11 còn có nhiều bất cập, hạn chế,
như tuổi thọ chỉ có… 2 tháng rưỡi, thiếu tướng Đỗ Đình Nghị cho biết Nghị định
71 có điều khoản thi hành là giao cho Bộ Công an phải ra Thông tư hướng dẫn.
Hơn nữa, Nghị quyết 83 của Chính phủ cũng quy định Bộ Công an phải chủ trì phối
hợp các bộ ngành khẩn trương ban hành Thông tư hướng dẫn Nghị định 71. “Đã là
quy định, là luật thì 10 ngày hay một tháng cũng phải làm, không thể chậm trễ”,
ông Nghị nói.
Thái Sơn
Theo Thanh Niên
Công an Hà Nội vẫn phạt lỗi không sang tên đổi chủ Đại tá Đào Vịnh Thắng, Trưởng phòng CSGT đường bộ, đường sắt
Công an TP.Hà Nội, cho biết đã tiếp nhận được TT 11 của Bộ Công an. Theo đó, từ 15.4, lực lượng Công an TP.Hà Nội sẽ không dừng
xe đang lưu thông trên đường để trực tiếp kiểm tra, xử lý hành vi chưa sang
tên đổi chủ, nhưng khi dừng xe vì người vi phạm bởi các lỗi khác mà phát hiện
người điều khiển phương tiện chưa sang tên đổi chủ thì sẽ cộng lỗi để phạt. Mức phạt được áp dụng theo NĐ 34 là 8 triệu đồng đối với ô
tô (từ 6 - 10 triệu đồng) và 1 triệu đồng với xe máy, mô tô (từ 800.000 đồng
- 1,2 triệu đồng). Theo Hà An Theo Thanh Niên |
Thông tư số 22/2009/TT-BGTVT sẽ hết hiệu lực vào ngày
31/3/2013, và bị thay thế bởi Thông tư 56/2012/TT-BGTVT Thông tư 56 vẫn tiếp tục quy định không áp dụng quy định về
kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe mô tô, xe gắn máy THƯ VIỆN PHÁP LUẬT |
4,431
HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN